Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 5 Củng cố, mở rộng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 5 Củng cố, mở rộng phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.

  • A. Câu văn đã thiếu dấu (?) khi hết câu.
  • B. Câu văn đã thiếu dấu (.) khi hết câu.
  • C. Câu văn đã thiếu dấu (!) khi hết câu.
  • D. Câu văn đã thiếu dấu (,) khi hết câu.

Câu 2: Trong bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, tác giả đưa ra những dẫn chứng để thuyết phục mọi người ai cũng thích mùa xuân: 

  • A. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến màu xuân.
  • B. Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn.
  • C. hàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết  ngày nào trở lại? 
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 3:  "Chuyện cơm hến" thuộc thể loại gì?

  • A. Tản văn
  • B. Tùy bút
  • C. Truyện ngắn
  • D. Truyền thuyết

Câu 4: Qua văn bản chúng ta biết được, nguyên liệu cơm hến bình dân bao gồm: 

  • A. hến, bún tàu, giá đỗ
  • B. cua, bún tàu, rau sống
  • C. hến, phở, rau sống
  • D. hến, bún tàu, rau sống

Câu 5: ông dụng của dấu chấm lửng là gì?

  • A. Tỏ ý chưa liệt kê hết
  • B. Thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng
  • C. Biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…
  • D. Tất cả các ý trên 

Câu 6: Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

  • A. nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế
  • B. văn hóa và việc giữ gìn văn hóa xung quanh món cơm hến.
  • C. nét đẹp con người xứ Huế
  • D. tât cả những ý trên đều sai

Câu 7: Công dụng của dấu chấm là gì?

  • A. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.
  • B. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.
  • C. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu chuẩn bị hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài.
  • D. Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu còn một vế của câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối ngắn.

Câu 8:  Từ địa phương "Bá" có nghĩa là gì?

  • A. Bác
  • B. Anh
  • C. Chị
  • D. Mẹ

Câu 9: Nghĩa của từ "Lượn" trong "Hội lồng tồng" là gì?

  • A. Một vùng của Việt Bắc
  • B. Lối hát đối đáp giữa trai và gái của dân tộc Tày
  • C. Tên một dụng cụ dùng để cắt, thái
  • D. Hoạt động thờ cúng của đồng bào miền núi

Câu 10: Chỉ ra biện pháp tu từ được dùng ở cụm từ in đậm trong câu văn sau: Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?  

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 11: Từ địa phương "tía" của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì ?

  • A. Lá tía tô
  • B. Bố
  • C. Màu đỏ
  • D. Quả na

Câu 12: Nhận định sau là đúng hay sai: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm trong câu.

  • A. Đúng 
  • B. Sai 

Câu 13: Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội vào đầu tháng Giêng trong bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt là:

  • A. Mưa riêu riêu, gió lành lạnh
  • B. Có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 14: Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là:

  • A. một hệ thống giao tiếp có cấu trúc được sử dụng bởi con người.
  • B. biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương diện ngữ âm và từ vựng.
  • C. cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm
  • D. tất cả những ý trên đều đúng

Câu 15: Chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng trong bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt là:

  • A. Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt canh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác.
  • B. Trời hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn, nền trời không còn đùng đục như màu pha lê mờ.
  • C. Trời đất có nhiều vệt sáng nhiều màu sắc khác nhau qua từng thời điểm.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 16: Những chi tiết cho thấy cơm hến là món ăn bình dân: 

  • A. Cơm hến được chế biến từ những vật phẩm dân dã như: Cá Lẹp, kẹp rau mưng, cơm nguội và hến…
  • B. Cơm hến được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít.
  • C. Cơm hến được đem bán rong tại các con phố.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 17: Từ "dằm thượng” trong câu sau có nghĩa là gì: Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.

  • A. Túi áo trên
  • B. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng thân cây tre
  • C. Vật nhọn, nhỏ được làm bằng kim loại để cài áo
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 18: Chi tiết miêu tả không gian gia đình trong bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt là:

  • A. Người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng.
  • B. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 19: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ "duống" trong "Chuyện cơm hến" là:

  • A. nhạt
  • B. xuống
  • C. thái
  • D. nhúng

Câu 20: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn văn sau:

Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

  • A. câu phủ định, điệp từ, so sánh, điệp kiểu câu.
  • B. câu phủ định, điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu.
  • C. câu phủ định, nhân hóa, điệp ngữ, điệp kiểu câu.
  • D. câu phủ định, điệp từ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác