Soạn bài 4 Văn bản đọc Gò Me

Soạn bài 4: Văn bản đọc - Gò Me sách kết nối tri thức và cuộc sống ngữ văn 7 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.

Trả lời: 

Em biết những bài thơ viết về Nam bộ như: Gửi Nam Bộ Mến Yêu (Xuân Diệu), Gói đất miền Nam (Xuân Miễu). Đây là đoạn thơ em thích nhất:

Nhưng miền Nam hỡi! lắng nghe

Non sông, Tổ quốc luôn kề gần bên;

Sức ngày đã thắng bóng đêm,

Sáng trời sẽ sáng đều trên đất này.

“Thành đồng Tổ quốc” vững xây,

Lời cha ghi giữa nếp bay cờ hồng.

Từ ngày chiếc gậy tầm vông,

Cài răng lược, giữ ruộng đồng về ta;

Nó giành, ta lại giật ra,

Tấc sông, tấc đất hoà pha máu đào:

Lòng giữ chắc, chí nêu cao,

Bom rơi đạn nổ ào ào, chẳng lay!

Hoà bình càng siết chặt tay

Giữ liền ruộng đất, trời mây, cõi bờ;

Giữ nguyên sông núi cụ Hồ,

Ngàn năm Nam Bộ cơ đồ Việt Nam!

(Gửi Nam Bộ Mến Yêu - Xuân Diệu)

Câu hỏi 2: Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này.

Trả lời:

Nam Bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của đất nước, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này. Nam Bộ nằm rất gần biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính điều này đã tạo nên một Nam Bộ trù phú. Do đó hình thành nền văn hóa sông nước và miệt vườn cho vùng Nam Bộ. Trong mấy trăm năm định hình và phát triển, Nam Bộ đã tạo nên cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo và một bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác. Người Nam Bộ đều yêu nước nồng nàn, hào phóng, hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài, ngang tàng nhưng khẳng khái.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê - cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?

Câu hỏi 2: Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Câu hỏi 3: Nhớ đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu hỏi 4: Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?

Câu hỏi 5: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ.

Câu hỏi 6: Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Gò Me?

Câu hỏi 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Gò Me 

Câu hỏi 3. Phân tích tác phẩm Gò Me

Câu hỏi 4. Tìm những hình ảnh miêu tả ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê "Gò me" trong khổ thơ đầu.

Câu hỏi 5. Hai dòng thơ "Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn, nghiêng  nón làm duyên" gợi cho em cảm nhận gì về những người phụ nữ Gò Me?

Câu hỏi 6. Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ: "Hò... ơ... Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me/  Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò...?

Câu hỏi 7. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng:

"Tiếng ai vút đầu bông lúa chín

Gió dìu vương xao xuyến bờ tre."

Câu hỏi 8. Giải thích nghĩa của từ "tắm" trong dòng thơ: "Ao làng trăng tắm, mây bơi". Chỉ sự  khác biệt về nghĩa của từ "tắm" trong ngữ cảnh này với từ "tắm" trong câu  "Mẹ đang tắm cho bé".

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, giải sách lớp 7 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài 4 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài Văn bản đọc Gò Me

Bình luận

Giải bài tập những môn khác