Soạn bài 3 Thực hành tiếng việt trang 63

Soạn bài 3: Thực hành tiếng việt trang 63 sách kết nối tri thức và cuộc sống ngữ văn 7 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

SỐ TỪ

Câu hỏi 1: Tìm số từ trong các câu sau:

a. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dẫn tôi ra vườn, hai bố con thi nhau tưới.

b. Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ bằng cái thùng đựng sơn rất vừa tay.

c. Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!

Trả lời:

a. hai

b. một

c. ba chục

Câu hỏi 2: Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong các câu dưới đây:

a. Bố có thể lặn một hơi dài đến mấy phút.

b. Tôi còn về vài ngày nữa là khác.

c. Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi.

Tìm thêm ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác và đặt câu với mỗi từ.

Trả lời:

a. mấy

b. vài

c. một hai

- Ba số từ chỉ số lượng ước chừng khác: dăm, ba bốn, chút.

- Đặt câu với ba số từ chỉ số lượng ước chừng vừa tìm được:

+ Cô ấy mới về được dăm hôm.

+ Nó dùng đến ba bốn cây son.

+ Anh ấy chỉ ăn được chút cháo.

Câu hỏi 3: Trong câu: "Nó là thằng Tí, con bà Sáu.", từ Sáu có phải là số từ không? Vì sao từ này được viết hoa?

Trả lời: 

Trong câu: "Nó là thằng Tí, con bà Sáu.", từ Sáu không phải số từ. Từ này được viết hoa vì nó là danh từ riêng.

Câu hỏi 4: Trong câu: "Bụng nó đầy nước, bố phải nắm ngược hai chân dốc xuống như làm xiếc.", có số từ hai kết hợp với chân (hai chân). Trong tiếng Việt, bên cạnh hai chân còn có đôi chân. Hãy tìm thêm những trường hợp tương tự và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa cụm từ có số từ hai và cụm từ có danh từ đơn vị đôi có ý nghĩa số lượng trong mỗi trường hợp.

Trả lời:

-  Sự khác nhau giữa hai chân và đôi chân:

+ Hai là số từ.

+ Đôi là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.

- Những trường hợp tương tự: mười và chục, mười hai và tá.

Câu hỏi 5: Có những số từ vốn chỉ lượng xác định nhưng trong một số trường hợp lại mang nghĩa không xác định. Ví dụ: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Từ chín thứ hai là số từ chỉ số lượng xác định nhưng ở đây mang nghĩa biểu trưng là nhiều (nhiều nghề). Hãy tìm một thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy và giải nghĩa của thành ngữ đó.

Trả lời:

Câu thành ngữ có số từ được dùng theo cách như vậy: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng. Kẻ háo danh dùng tiền để mua danh tiếng, nhưng không làm được gì nhờ cái danh đó.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

PHẦN MỞ RỘNG SỐ TỪ

Xác định ý nghĩa của số từ được in đậm trong các ví dụ sau:

a. Tục truyền, đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.

(Thánh Gióng)

b. Con sắt đập ngã ông Đùng

Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay.

(Ca dao)

c. Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sống. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới.

(Sự tích hồ Gươm)

d. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình.

(Minh Nhương, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Giải thích ý nghĩa của số từ "vô số" trong câu: "Trên bầu trời đêm, vô số vì sao đang tỏa sáng lấp lánh."

Câu hỏi 2: Nêu tác dụng của việc sử dụng số từ chỉ lượng ước chừng "khoảng vài" trong câu: "Khoảng vài chục con chim đang bay lượn trên bầu trời."

Câu hỏi 3: Xác định loại số từ và chức năng ngữ pháp của số từ "ba" trong câu sau: "Ba bông hoa hồng nở rộ trong khu vườn nhỏ."

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, giải sách lớp 7 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài 3 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài Thực hành tiếng việt trang 63

Bình luận

Giải bài tập những môn khác