Soạn văn bài 5 Văn bản đọc Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Soạn bài 5: Văn bản đọc - Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt sách kết nối tri thức và cuộc sống ngữ văn 7 tập 1. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Em biết những bài hát hay bức tranh, bức ảnh nào về mùa xuân? Hãy chia sẻ cùng các bạn.

Trả lời:

- Một số bức tranh vẽ về mùa xuân mà em biết: các bức tranh của làng Đông Hồ, Hàng Trống vẽ về ngày Tết, ngày xuân, các bức tranh vẽ hoa đào, hoa mai nở rực rỡ chào đón mùa xuân về. Ở nước ngoài em biết đến bức tranh Mùa xuân ở Ý (của họa sỹ Isaac Levitan) và bức Mùa xuân ở Pháp (của Robert William Vonnoh).

- Trong những bức tranh đó, em rất thích bức Mùa xuân ở Ý của họa sỹ Isaac Levitan. Bức tranh đã vẽ lên khung cảnh thoáng đãng và tươi tắn, từ đó truyền tải cho người xem một cảm giác lạc quan, yên bình giữa mùa xuân nước Ý. Đây là tác phẩm của họa sĩ bậc thầy người Nga Isaac Ilyich Levitan, ông nổi tiếng với những bức tranh phong cảnh đa dạng và xuất chúng. Mặc dù qua đời ở tuổi 40 (năm 1890) khi còn khá trẻ, nhưng ông đã tạo ra một di sản ấn tượng gồm hàng trăm tác phẩm nghệ thuật tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ sau.

Câu hỏi 2: Em thích nhất điều gì ở mùa xuân quê em. 

Trả lời:

Mùa xuân trên quê hương em đầy sự thanh bình, vui tươi. Mỗi khi xuân đến, cây cối quanh các đường làng, trên các cánh đồng lại thi nhau đâm chồi nảy lộc tỏa ra sức sống dồi dào làm cho chúng em cũng luôn có cảm giác tươi vui. Có những cây hoa gạo trên con đường vào làng em xếp thẳng hàng nở ra những bông hoa đỏ chói như những bó đuốc trông rất bắt mắt. Chúng em thường nhặt những bông hoa gạo rụng để xâu thành chuỗi, tạo thành những chiếc vòng để chơi trò chơi.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi kết nối : Có phải "ai cũng chuộng mùa xuân" không?

Trả lời:

Trong văn bản, "ai cũng chuộng mùa xuân". Còn ở thực tế, không phải "ai cũng chuộng mùa xuân".

B. Bài tập và hướng dẫn giải

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Mạch cảm xúc của tác giả được khơi dậy qua sự hồi tưởng về không gian. Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rằm tháng Giêng) và chi tiết miêu tả không gian gia đình.

Câu hỏi 2: Trong cái rét ngọt đầu xuân, sức sống của thiên nhiên và con người được khơi dậy như thế nào?

Câu hỏi 3: Nêu nhận xét của em về cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến.

Câu hỏi 4: Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” như thế nào?

Câu hỏi 5: Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thần thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết? 

Câu hỏi 6: Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tùy bút như lời trò truyện tâm tình. Theo em, đặc điểm của lời văn đó tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở quê hương em.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt?

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt?

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Câu hỏi 5. Em hãy tóm tắt những đặc điểm thể loại của tùy bút "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt".

Câu hỏi 6. Đọc đoạn văn từ đầu đến "...lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống!" và trả lời các câu hỏi sau:

a. Đoạn văn sử dụng cách viết giàu nhịp điệu như thế nào? Theo em, cách viết này đem đến hiệu quả gì về mặt nghệ thuật?

b. Xác định từ Hán Việt được sử dụng trong câu văn: "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân"? Việc sử dụng từ Hán Việt đem lại hiệu quả biểu đạt như thế nào?

c. Đặc trưng của mùa xuân miền Bắc được miêu tả trong câu văn nào? Em cảm nhận như thế nào về câu văn này?

Câu hỏi 7. Trong hai đoạn văn đầu văn bản "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt", tác giả  muốn khẳng định điều gì? Em có đồng ý với quan điểm của tác giả không?

Câu hỏi 8. Những chi tiết như "những vệt xanh tươi hiện ở trên trời", "những làn sáng hồng hồng" báo hiệu điều gì về sự chuyển đổi của thời gian và không gian? Từ đó, nêu nhận xét của  em về khả năng cảm nhận thế giới bên ngoài của nhà văn.

Câu hỏi 9. Em hãy giải thích nhan đề bài tùy bút

Câu hỏi 10. Vì sao tác giả lại đưa ra các đối tượng sóng đôi: non - nước, bướm - hoa, trăng - gió,  trai - gái, mẹ - con, cô gái còn son (vợ) - chồng để khẳng định mối quan hệ giữa con người và mùa xuân? Cách nói này tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?

Câu hỏi 11. Cách tác giả nói về "lí do" yêu mùa xuân của các đối tượng khác nhau trong đoạn trích có gì đặc biệt? Hãy diễn tả liên tưởng của em về hoàn cảnh riêng của từng đối tượng ấy.

Câu hỏi 12: Nêu ý nghĩa của hình ảnh “trăng non rét ngọt”

Câu hỏi 13: Nêu những điểm độc đáo trong cách miêu tả cảnh sắc mùa xuân Hà Nội của Vũ Bằng.

Câu hỏi 14: Hình ảnh "mùa xuân của tôi" được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ “Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt” gợi lên điều gì?

Câu hỏi 15: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) bày tỏ cảm xúc của em về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội qua bài viết "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt".

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức, giải sách lớp 7 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài 5 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài Văn bản đọc Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác