Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 kết nối bài 5: Văn bản đọc Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 5: Văn bản đọc Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

- Thể loại: tùy bút

- Phương thức biểu đạt: tự sự, kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến mê luyến mùa xuân ): Tình cảm của con người với mùa xuân

- Phần 2 (tiếp theo đến  liên hoan): Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.

- Phần 3 (còn lại): Nét đẹp của mùa xuân sau rằm tháng Giêng

=>  Mạch lạc của văn bản theo dòng cảm xúc chủ quan “mặc cho ngòi bút đưa đi, đến đâu hay đến đó…”=>  bài văn xuôi đậm chất thơ, chất trữ tình.

2. Tác giả

- Tên: Vũ Bằng

- Năm sinh – năm mất: 1913-1984

-  Quê quán: Hà Nội

- Sở trường sáng tác: truyện ngắn, tùy bút, bút kí

- Phong cách sáng tác: Tùy bút của VB giàu chất trữ tình, chất thơ, hướng vào biểu hiện thế giới nội tâm phong phú.

- Tác phẩm tiêu biểu: Miếng ngon Hà Nội (1960), Món lạ miền Nam (1969), Thương nhớ Mười Hai (1972)

3. Tác phẩm

- Trích Thương nhớ mười hai (bút kí, 1972), là bài đầu tiên của tập tùy bút

- Thương nhớ mười hai được viết trong thời gian Vũ Bắng sống ở miền Nam, xa cách quê hương miền Bắc. Niềm thương nhớ quê hương, gia đình da diết được thể hiện qua sự hồi tưởng về cảnh sắc thiên nhiên, phố xá, cuộc sống hằng ngày mang vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của Hà Nội. Thương nhớ mười hai có 13 bài tùy bút, gồm 12 bài viết về các tháng trong năm và 1 bài về Tết.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội

- Câu phủ định, điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu 

=> Khẳng định: tình cảm yêu mùa xuân tha thiết, nồng nàn.

- Nghệ thuật:

+  Miêu tả, so sánh đặc sắc;

+ Giọng điệu sôi nổi, tha thiết, có sức truyền cảm.

+ Hình ảnh gợi cảm.

=>  Bức tranh mùa Xuân đẹp, tràn đầy sức sống, tràn ngập khắp đất trời nhưng lại ấm áp, nồng nàn, đầy tình yêu thương,  mang nét đặc trưng của mùa xuân miền Bắc.

=> Cảm xúc say sưa, mê đắm trước  mùa xuân.

2. Cảnh sắc và không khí mùa Xuân sau rằm tháng giêng

 - Tác giả cảm nhận sự thay đổi của thiên nhiên, đất trời qua sự thay đổi, chuyển biến về màu sắc, không khí, bầu trời, mặt đất, cây cỏ…

- Nghệ thuật so sánh  được sử dụng hiệu quả.

=> Tác giả đã phát hiện ra một vẻ đẹp khác nữa của mùa Xuân đất Bắc. Đó là vẻ đẹp của sự hồi sinh của đất trời, cây cỏ trổ lộc, đơm hoa, kết trái: ”Đào hơi phai…kiếm nhị”

 - Sự cảm nhận, đặc biệt tinh tế, nhạy cảm → sự gắn bó, am hiểu, tình yêu thiên nhiên; trân trọng, biết tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống.

 - Con người trở về với cuộc sống êm đềm, thường nhật.

=>  Tình yêu cụ thể, dạt dào, tinh tế, sâu sắc và bền bỉ.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung - Ý nghĩa

-  Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.

-  Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở – một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.

2. Nghệ thuật

- Giọng điệu sôi nổi, tha thiết nhớ thương, miêu tả đặc sắc, so sánh hiệu quả.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 KNTT bài 5: Văn bản đọc Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 5: Văn bản đọc Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, Ôn tập văn 7 kết nối bài Văn bản đọc Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác