Siêu nhanh soạn bài Quê hương Văn 7 Kết nối tri thức tập 1
Soạn siêu nhanh bài Quê hương Văn 7 Kết nối tri thức tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 7 Kết nối tri thức tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài Soạn này. Thêm cách Soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 7 Kết nối tri thức tập 1 phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. QUÊ HƯƠNG
Câu 1: Tìm trong bài thơ những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển.
Giải rút gọn:
Làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Bơi thuyền ra đánh cá
Dân chài lưới,…
Câu 2: Chỉ ra hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi.
Giải rút gọn:
Biện pháp so sánh:
"Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã".
Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng hình dung được tính chất của con thuyền trôi rất êm, rất nhanh
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng".
Tác dụng: mở rộng liên tưởng, giúp cảm nhận được tâm hồn của những người dân chài được gửi gắm vào mỗi lần đi biển,
Biện pháp nhân hóa: Cánh buồm được gán thuộc tính của con người: biết "rướn thân".
Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc cảm nhận được cánh buồm cũng có hồn, biết chủ động ra khơi.
Câu 3: Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau:
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Giải rút gọn:
Thân hình dân chài lưới "nồng thở vị xa xăm".
"Nồng thở" là một cụm từ chỉ mùi hương.
Nó cho thấy đặc điểm của dân chài lưới: nồng mùi của cá, của biển, của những ngày đằng đẵng ra khơi.
Mùi hương đó không chỉ đơn thuần là một mùi hương, nó còn là đặc điểm của dân chài, là kí ức, nỗi nhớ của những người làng chài ven biển.
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm"
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, khiến cho chiếc thuyền cũng có tính chất như con người, biết "im", biết "trở về", biết nằm nghỉ.
Hình ảnh gợi cho người đọc liên tưởng đến những ngày sau khi đánh cá, dân chài lưới về nghỉ ngơi, lặng lẽ.
"Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ": con thuyền ra khơi lâu ngày cũng có màu trầm do ngấm nước biển và cũng có mùi "nồng thở" như của những người dân chài.
Câu 4: Đọc bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài?
Giải rút gọn:
Vẻ đẹp thể chất rắn rỏi, mạnh mẽ và tâm hồn phóng khoáng của con người làng chài
Thấy được cuộc sống lao động vất vả nhưng bình yên nơi đây.
Thiên nhiên ở đây cũng rất bình dị nhưng đẹp
Câu 5: Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Giải rút gọn:
Tác giả đã thể hiện sự gắn bó, tình hương yêu đối quê hương.
Thông qua những hình ảnh ông miêu tả về vẻ đẹp lao động của con người và cuộc sống nơi làng chài, ta càng thấy thêm được tác giả lưu luyến, dành tình cảm đặc biệt đến nhường nào.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 1 bài Quê hương, Soạn bài Quê hương Văn 7 Kết nối tri thức tập 1, Siêu nhanh Soạn bài Quê hương Văn 7 Kết nối tri thức tập 1
Bình luận