Siêu nhanh soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô Văn 7 Kết nối tri thức tập 2
Soạn siêu nhanh bài Lễ rửa làng của người Lô Lô Văn 7 Kết nối tri thức tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 7 Kết nối tri thức tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài Soạn này. Thêm cách Soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 7 Kết nối tri thức tập 2 phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. LỄ RỬA LÀNG CỦA NGƯỜI LÔ LÔ
TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Hãy kể ngắn gọn một phong tục thể hiện nếp sống gắn bó với thiên nhiên của người Việt Nam (xưa hoặc nay) mà em được biết.
Gợi ý:
Em biết phong tục thờ Thần Nông trong lễ hội làng Tòng Lệnh:
dân làng dựng một sàn tế cao tới đầu người, trên bắc sạp, dưới cho trẻ con đóng giả làm ếch nhái đợi mưa.
Tế xong, chủ tế lấy nước vẩy xuống đàn ếch nhái, ếch nhái kêu ộp ộp báo hiệu mưa về.
Một người đàn ông đóng giả làm trâu, một người phía sau đóng làm người đi bừa, một người phụ nữ giả làm người đi cấy đi quanh sàn tế...
Nghi lễ mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Câu 2: Hẳn em đã từng dược nghe giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động nào đó. Hãy nêu một vài ấn tượng của em xung quanh việc giới thiệu này.
Gợi ý:
- Em đã được nghe giới thiệu về quy tắc trò chơi ném còn
- Qua cách nghe giới thiệu về trò chơi, mặc dù nghe đơn giản nhưng thực tế lại rất công phu. Đơn giản ở chỗ chỉ cần ném còn qua lỗ sẽ ghi được điểm. Nhưng làm sao để ném còn vào một vòng tròn nhỏ ở độ cao khoảng đến 15 – 20m là điều không dễ dàng nên em cảm thấy rất hứng thú.
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Nêu những thông tin chính về lễ rửa làng mà em tiếp nhận được từ văn bản (có thể trình bày dưới hình thức một sơ đồ với các phần: thời điểm diễn ra hoạt động; sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động; ý nghĩa của hoạt động;…).
Giải rút gọn:
Thời điểm diễn ra hoạt động | Diễn ra 3 năm một lần, vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch. |
Sự chuẩn bị | Thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng và hoàn tất các thủ tục để tiến hành lễ rửa làng. |
Diễn biến của hoạt động | - Đoàn người đi làm lễ rửa làng mang theo đồ lễ, đi khắp các nhà, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng - Đoàn người tới nhà nào thì gia chủ nhà đó phải chuẩn bị sẵn hình nhân cùng hai bó củi và hai bó cỏ để ngầm bồi dưỡng công xua đuổi tà ma cho thầy cúng - Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn. - Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, nếu chẳng may người lạ vào làng, người đó phải sửa soạn lễ vật để cúng lại, bù vào lễ cúng đã bị họ làm mất thiêng. |
Ý nghĩa của hoạt động | - Thể hiện những ước vọng tốt lành cho cuộc sống ấm no. - Là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam. |
Câu 2: Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì? Tác giả thực hiện mục đích đó như thế nào?
Giải rút gọn:
Mục đích: giới thiệu về lễ rửa làng của người Lô Lô.
Tác giả thực hiện mục đích đó bằng cách miêu tả lại chi tiết diễn tiến của lễ rửa làng, từ lúc chuẩn bị cho buổi lễ, cách tiến hành nghi lễ, đến khi nghi lễ kết thúc.
Câu 3: Văn bản nhắc đến nhiều hoạt động diễn ra trong lễ hội rửa làng của người Lô Lô. Hoạt động nào trong đó phải được thực hiện theo luật lệ, hoạt động nào nằm ngoài luật lệ?
Giải rút gọn:
Hoạt động phải thực hiện theo luật lệ:
Lễ hội được diễn ra 3 năm một và được tổ chức vào tháng 5 hoặc tháng 6.
Trước ngày lễ rửa làng 1 ngày, người dân chuẩn bị lễ vật gồm thẻ hương, chén nước, giấy trúc và con gà trống để thầy cúng thắp hương xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ rửa làng.
Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.
Gia chủ phải chuẩn bị hai bó cỏ, 2 bó củi và hình nhân để ngầm trả công cho thầy cúng
Các hoạt động không phải thực hiện theo luật lệ: Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.
Câu 4: Tính cộng đồng của các hoạt động diễn ra trong ngày lễ đã được tô đậm qua những thông tin cụ thể nào?
Giải rút gọn:
Người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm sanh đồ lễ.
Thầy cúng và đoàn người sẽ mang lễ vật đi khắp các ngõ ngách quanh làng để xua đuổi tà ma và đánh thức những điều đẹp đẽ.
Xong phần lễ, mọi người hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu 3 năm yên ổn làm ăn.
Câu 5: Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm gì về tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động?
Giải rút gọn:
Kinh nghiệm:
Giới thiệu chung về trò chơi hay hoạt động.
Nêu thời gian, địa điểm diễn ra trò chơi/hoạt động và những công việc cần chuẩn bị.
Miêu tả/giới thiệu chi tiết về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi/hoạt động.
Nêu ý nghĩa của trò chơi/hoạt động.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.
Giải rút gọn:
Mỗi một dân tộc đều có những truyền thống, tập tục riêng thể hiện niềm tin và văn hóa của mình. Đối với người Lô Lô, lễ rửa làng là một lễ hội hết sức có ý nghĩa. Việc "rửa" làng là một cách để tẩy uế những điều xấu, cũ; đồng thời làm mới và chào đón, kêu gọi những điều tốt đẹp sẽ đến. Lễ rửa làng của người Lô Lô đã thể hiện ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên, ấm no cho bản làng. Lễ hội của người Lô Lô không chỉ có phần "lễ", mà còn có phần "hội". Sau khi lễ xong, người dân lại cùng nhau ăn uống vui vẻ, tạo ra sự hòa thuận trong bản làng và cầu chúc cho nhau. Có thể thấy lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 2 bài Lễ rửa làng của người Lô Lô, Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô Văn 7 Kết nối tri thức tập 2, Siêu nhanh Soạn bài Lễ rửa làng của người Lô Lô Văn 7 Kết nối tri thức tập 2
Bình luận