Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 kết nối bài 9: Văn bản đọc Lễ rửa làng của người Lô Lô

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 9: Văn bản đọc Lễ rửa làng của người Lô Lô. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

- Nhan đề: Lễ rửa làng của người Lô Lô. 

2. Tác giả

- Tên: Phạm Thùy Dung

- Là một cây bút tài năng. 

3. Tác phẩm

- Trích trong tạp chí Di sản (đăng vào 12/2019)

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Bố cục thông tin chính của văn bản

+ Phần 1: Từ đầu đến … độc đáo, thú vị: Thời điểm diễn ra hoạt động.

+ Phần 2: Tiếp đến … làm mặt thiêng: Sự chuẩn bị và diễn biến của hoạt động.

+ Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa của hoạt động.

Viết VB này, mục đích của tác giả là giới thiệu với người đọc về một lễ tục lạ nhưng hết sức có ý nghĩa của người Lô Lô. Với ý thức luôn làm tươi mới, thanh sạch không gian sinh tồn của mình, qua lễ tục này, người Lô Lô đã tạo nên một giá trị văn hóa thực sự đáng quý, cần được lưu giữ, phát huy. Để thực hiện mục đích giới thiệu, tác giả đã trần thuật một cách tỉ mỉ từng việc làm, hành động theo nghi thức diễn ra trong lễ rửa làng, không quên nhấn mạnh những điểm lạ về lễ vật và cách thức tiến hành. Có thể nói VB giống như một cuốn phim sống động, giúp người đọc như nhìn thấy được tường tận những gì đã diễn ra tại bản làng người Lô Lô. Ảnh minh họa được in kèm trong VB cũng góp phần trực quan hóa những gì được thể hiện bằng ngôn ngữ. 

2. Thời điểm diễn ra lễ rửa làng

- Thời điểm: khi xong xuôi mùa vụ

- Không gian: đồi núi thênh thang

- Thời gian: ngày đẹp trời

=> Họ nghĩ tới việc tổ chức lễ hội với những ước vọng tốt lành cho cuộc sống ấm no.

- Thông lệ: Thời điểm cứ 3 năm một. vào tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, người Lô Lô ngồi lại cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng. 

3. Quá trình tổ chức buổi lễ

3.1. Những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ

- Chuẩn bị lễ vật: thẻ hương, chén nước, giấy trúc, con gà trống

- Tối hôm trước, thầy cúng sẽ thắp hương rồi đặt giấy trúc và chén nước xuống góc nhà khấn xin tổ tiên đồng ý cho tổ chức lễ.

 3.2. Quá trình diễn ra buổi lễ

- Đoàn người thực hiện lễ cúng: thầy cúng chính, thầy cúng phụ và một số nam giới.

- Những người còn lại: người vác cây tre giả hình ngựa, người quấy hạt ngô, người xách gà trống trắng cùng các cành đào, mận, lau, vải đỏ,… theo sau thầy cúng đi vào từng nhà dần.

- Tới nhà nào, gia chủ phải chuẩn bị sẵn hình nhân, hai bó củi, hai bó cỏ cùng thái độ cung kính, thành khẩn.

 3.3. Sau khi buổi lễ chính kết thúc

- Phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng

- Nếu chẳng may có người la vào làng, người đó phải sửa soạn lễ vật cúng lại.

4. Ý nghĩa của lễ hội

- Xuất phát từ nhận thức rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” theo định kỳ để gột rửa những điều xui xẻo, đem lại điều may mắn.

- Xong lễ mọi người thấy nhẹ nhõm hơn và tin vào tương lai phía trước.

=> Lễ rửa làng của người Lô Lô được coi là tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam. 

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- VB cung cấp cho người đọc thông tin đầy đủ, rõ ràng về phong tục rửa làng của người Lô Lô để thấy được nét đẹp về văn hóa và tinh thần của người dân nơi đây.

2. Nghệ thuật

- Lời văn nhẹ nhàng, giàu hình ảnh

- Câu văn ngắn gọn, đơn giản nhưng giàu sức gợi, cuốn hút người đọc. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 KNTT bài 9 Văn bản đọc Lễ rửa làng của người Lô Lô, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 9: Văn bản đọc Lễ rửa làng của người Lô Lô, Ôn tập văn 7 kết nối bài Văn bản đọc Lễ rửa làng của người Lô Lô

Bình luận

Giải bài tập những môn khác