Soạn bài 8 Thực hành tiếng việt trang 59

Soạn bài 8: Thực hành tiếng việt trang 59 - Sách ngữ văn 7 tập 2 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT  

Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các nhiệm vụ ở dưới:

   Đoạn thứ nhất: (1) Sam, bản đồ dẫn đường của cháu như thế nào? (2) Ông sẽ kể cho cháu nghe tấm bản đồ của ông. (3) Khi ông còn nhỏ, mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy. (4) Bà vẫn hay nói với ông rằng để tồn tại, ông phải luôn đề phòng, phải luôn cảnh giác. (5) Bố của ông cũng phần nào đồng ý với quan điểm đó.

   Đoạn thứ hai: (1) Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông. (2) Những gì ông thấy không giống như lời mẹ ông nói. (3) Ông cảm thấy yêu mến và tin tưởng tất cả mọi người xung quanh. (4) Ông thấy cuộc đời là chốn bình yên và an toàn. (5) Kết quả là ông nhận thấy mình khác biệt với chính gia đình mình. (6) Chưa bao giờ ông cảm thấy tự tin với quan điểm của mình, bởi gia đình ông luôn cho rằng quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm. (7) Mỗi khi ông và mẹ trò chuyện về một người nào đó và ông khen ngợi họ dễ thương, tốt bụng, thế nào mẹ ông cũng ngán ngẩm: "Cứ chờ mà xem!".

Câu hỏi 1: Em hãy tóm lược ý của từng đoạn văn trong một câu và cho biết nhờ tính chất gì của hai đoạn văn mà em tóm lược được như vậy.

Câu trả lời:

 - Tóm lược đoạn thứ nhất: Ổng hỏi về bản đồ dẫn đường của Sam và chia sẻ về cách nghĩ về bản đồ dẫn đường của bố mẹ ông.

+ Có thể tóm tắt được nội dung đoạn văn 1 như trên nhờ vào việc đoạn văn đã dùng phép lặp, phép thế để liên kết các câu văn, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn văn.

- Tóm lược đoạn 2: Sự khác biệt trong quan điểm về bản đồ dẫn đường của ông nội và mẹ ông nội Sam.

+  Có thể tóm tắt được nội dung đoạn văn 2 như trên nhờ vào việc đoạn văn đã dùng phép lặp để liên kết các câu văn, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn văn.

Câu hỏi 2: Chỉ ra các phương tiện liên kết các câu trong đoạn thứ nhất và các câu trong đoạn thứ hai.

Câu trả lời:

- Phương tiện liên kết câu ở đoạn thứ nhất sử dụng phép lặp và phép thế. Cụ thể:

+ Lặp từ ông

+ Dùng từ bà để thay thế cho từ mẹ ông.

Phương tiện liên kết câu ở đoạn thứ hai sử dụng phép nối và phép lặp. Cụ thể:

+ Lặp từ ông

+ Dùng từ nhưng, chưa bao giờ để nối câu trong đoạn văn.

Câu hỏi 3: Câu nào có tác dụng liên kết đoạn thứ hai với đoạn thứ nhất? Những phương tiện liên kết nào được sử dụng trong câu đó?

Câu trả lời:

- Câu Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông có tác dụng để liên kết hai đoạn văn với nhau. 

- Phương tiện liên kết hai đoạn văn là phép nối. Cụ thể: từ nhưng là từ để liên kết câu văn cuối của đoạn (1) với câu đầu của đoạn (2). Nó cũng có tác dụng để liên kết đoạn văn (1) với đoạn văn (2). Nhờ sử dụng phép nối, người viết đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu, hai đoạn liền kề.

Câu hỏi 4: Em thử đổi vị trí các câu trong đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai theo một trật tự bất kì, chẳng hạn 2, 4, 1, 5, 3 (đoạn thứ nhất) và 7, 3, 4, 6, 1, 5, 2 (đoạn thứ hai). Hãy đọc lại các câu theo trật tự đã thay đổi và rút ra nhận xét.

Câu trả lời:

Khi đổi vị trí các câu văn trong cả đoạn 1 và đoạn 2, em thấy đoạn văn trở lên lộn xộn, thiếu logic. Nó không xây dựng được nội dung của đoạn văn muốn diễn đạt.

Câu hỏi 5: Hai đoạn văn trên sắp xếp đúng trật tự trong văn bản. Em thử hoán đổi vị trí hai đoạn cho nhau và rút ra nhận xét.

Câu trả lời:

- Khi hoán đổi vị trí hai đoạn cho nhau, hai đoạn văn trở lên thiếu tính lô-gíc. Vì ở đoạn (1), người ông đã hỏi Sam về bản đồ dẫn đường của Sam và chia sẻ và cách nhìn bản đồ dẫn đường của bố, mẹ ông. Từ đó, đoạn 2 được triển khai để chia sẻ về quan điểm riêng của ông và sự đối lập quan điểm với bà mẹ. Hai đoạn văn được liên kết với nhau bằng phép nối cũng tạo nên sự hoàn chỉnh, thống nhất về mặt nội dung và hình thức. Tuy nhiên, khi đổi hai đoạn thì nội dung đoạn (2) được đưa lên trước sẽ khập khiễng, không ăn nhập với đoạn (1). Đồng thời, hai đoạn cũng không có từ ngữ liên kết làm cho nội dung của chúng càng tách rời. Do đó, nếu đổi vị trí hai đoạn văn sẽ không diễn đạt được nội dung người viết muốn chuyển tải.

- Nhận xét: Như vậy, các câu, đoạn văn trong một văn bản phải đảm bảo sự lô-gíc. Chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định, không thể tùy ý thay đổi.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

PHẦN MỞ RỘNG MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT 

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1:
"Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ."
(Phong Tử Khải, "Yêu và đồng cảm")
a. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?
b. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.

Đoạn 2:
Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có. Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ.
a. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?
b. Đoạn văn đã mắc lỗi mạch lạc như thế nào?

Đoạn 3:
Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Không ít người có nhận thức rất mơ hồ về lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Nhưng họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.
a. Dấu hiệu nổi bật giúp ta nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?
b. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.
c. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc và liên kết.

Câu hỏi 2: Em hãy tóm lược ý của đoạn văn dưới đây trong một câu và cho biết dựa vào đâu để tóm lược như vậy.

“Cuộc sống phía trước của các em sẽ rất phong phú và đầy những bất ngờ. Chúng ta không thể dự báo điều gì đang đón chờ chúng ta: niềm vui hay nỗi buồn, thành công hay thất bại, may mắn hay bất hạnh... Nếu biết trước mọi thứ thì cuộc sống sẽ không còn thú vị nữa. Nhưng, có một điều quan trọng mà mỗi người cần luôn gìn giữ, đó là điểm tựa - một điểm tựa tinh thần vô hình. Đó có thể là một điều rất giản dị, thân thương trong ký ức mỗi người: hình ảnh mái trường thời thơ ấu, ánh mắt một người bạn đã xa, một bài hát yêu thích, một câu chuyện xa xưa, bóng dáng mẹ hiền hay một người thân yêu nhất...”

Câu hỏi 3: Chỉ ra các phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn sau:

“Chuyện xảy ra vài năm trước đây. Lúc đó, gia đình tôi có nuôi một chú chó nhỏ rất đáng yêu tên Blue. Thế rồi chúng tôi sớm nhận ra rằng mình không có nhiều thời gian để chăm sóc Blue vì ai cũng bận rộn. Cuối cùng, chúng tôi quyết định tìm cho Blue một gia đình mới có điều kiện chăm sóc nó tốt hơn.”

Câu hỏi 4: Em thử hoán đổi vị trí của các câu trong đoạn văn dưới đây và rút ra nhận xét.

“Sống gần trại trẻ mồ côi có một chú bé bị liệt đôi chân. Ước muốn duy nhất của chú chỉ là được đi và chạy nhảy như bao bạn bè đồng trang lứa. Trong đầu chú luôn nặng trĩu câu hỏi: “Sao mình không giống như các bạn ấy nhỉ?”.”

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7 tập 2 kết nối tri thức, giải sách lớp 7 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài 8 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài Thực hành tiếng việt trang 59

Bình luận

Giải bài tập những môn khác