Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 8 Thực hành tiếng việt trang 59 (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 8 Thực hành tiếng việt trang 59 phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?

  • A. Dòng nhựa sống trong một cái cây
  • B. Mạch máu trong một cơ thể sống
  • C. Mạch giao thông trên đường phố
  • D. Trang giấy trong một quyển vở

Câu 2: Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?

  • A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm
  • B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
  • C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt
  • D. Cả B và C đều đúng

câu 3:  Mạch lạc trong văn bản là gì?

  • A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt
  • B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản
  • C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
  • D. Cả A và C

Câu 4: Hãy sắp xếp các ý sau đây để tạo được một văn bản có bố cục rõ ràng :

1. Đà Lạt còn thật đáng yêu với đủ loại hoa có sắc màu và kiểu dáng khác nhau.

2. Dời chân đi nhưng tôi biết chắc mình sẽ trở lại Đà Lạt vào một ngày không xa.

3. Con người nơi đây thân thiện và mến khách vô cùng.

4. Tôi ngây ngất trước sắc xanh sâu thẳm của màu thông trên suốt dọc đường vào trung tâm thành phố.

5. Kì nghỉ hè này tôi đến với Đà Lạt. 

6. Đà Lạt là thành phố dễ làm người ta yêu mến ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới đây. 

7. Thành phố bắt đầu với những rừng thông bạt ngàn . 

8. Nhiều loại hoa tôi mới nhìn thấy lần đầu và không khỏi ngạc nhiên vì sắc đẹp của chúng.

  • A. 5-6-7-4-2-1-8-3
  • B. 3-4-7-8-6-5-2-1
  • C. 5-6-8-1-2-7-4-3
  • D. 5-6-7-4-1-8-3-2

Câu 5: Một văn bản có tính mạch lạc là

  • A. Có nhiều chủ đề nhỏ nhưng thống nhất trong chủ đề chung của cả văn bản
  • B. Có chủ đề thống nhất
  • C. Các phần, đoạn trong văn bản được liên kết với nhau liền mạch
  • D. Cả A,B,C

Câu 6: “Để dẫn tới hậu quả như ngày hôm nay, tôi phải là người gánh chịu trách nhiệm. Tôi đã không hiểu đúng ý của họ.”

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?

  • A. Phép nối
  • B. Phép thế
  • C. Phép lặp
  • D. Phép nguyên nhân

Câu 7: “Thế giới đang đi theo những chiều hướng tích cực. Nó vận động theo xu hướng toàn cầu hoá.”

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?

  • A. Phép nối
  • B. Phép thế
  • C. Phép lặp
  • D. Phép kết quả

Câu 8:  “Anh ấy học tập chăm chỉ hơn tôi trong kì vừa rồi. Vì thế, kết quả học tập của anh ấy tốt hơn tôi.”

Từ nào trong đoạn trên thể hiện phép nối?

  • A. Ấy
  • B. Tôi
  • C. Vì thế
  • D. Vừa rồi

Câu 9: “Tôi đã trải qua bao năm tháng khó khăn, khổ cực. Nhưng thực sự thì tôi không thành công.”

Từ nào trong đoạn trên thể hiện phép nối?

  • A. Thực sự
  • B. Nhưng
  • C. Đã
  • B. Không

Câu 10: Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích sau: "Những người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh".

  • A. Phép trái nghĩa.
  • B. Phép nối.
  • C. Phép lặp.
  • D. Phép thế.

Câu 11: Phép thế là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu,các đoạn văn bằng cách:

  • A. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.
  • B. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
  • C. lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
  • D. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

Câu 12: Yếu tố được từ in đậm thay thế trong đoạn trích sau là gì ? "Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác vật lí địa cầu."

  • A. Cụm tính từ.
  • B. Cụm chủ vị.
  • C. Cụm động từ.
  • D. Cụm danh từ.

u 13: Để văn bản có tính liên kết, người viết hoặc người nói cần làm gì?

  • A. Phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau
  • B. Phải biết kết nối câu, đoạn văn đó bằng từ ngữ, câu… thích hợp
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 14: Dòng nào nói đúng nhất về liên kết trong văn bản?

  • A. Chỉ có các phương tiện liên kết của ngôn ngữ mới có thể làm nhiệm vụ liên kết.
  • B. Người ta liên kết các câu bằng mối liên quan của nội dung mà chúng thể hiện, và cũng có thể dùng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để liên kết.
  • C. Không bao giờ cần các phương tiện ngôn ngữ khi liên kết các câu văn trong văn bản.
  • D. Các dấu câu là phương tiện liên kết chủ yếu.

Câu 15: Từ "đồng thời" chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu văn sau: "Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng."?

  • A. Quan hệ nguyên nhân.
  • B. Quan hệ đối nghịch.
  • C. Quan hệ nhượng bộ.
  • D. Quan hệ bổ sung.

Câu 16: Mạch lạc trong văn bản là gì?

  • A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt
  • B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản
  • C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
  • D. Cả A và C

Câu 17: “Ở độ tuổi 30, nhà khoa học trẻ XYZ đã tìm ra cách chữa căn bệnh ABC. Anh ấy thật là một tài năng kiệt xuất.”

Từ ngữ nào ở câu thứ hai thể hiện phép thế?

  • A. Anh ấy
  • B. Tài năng
  • C. Thật là
  • D. Cả A và B.

Câu 18: Dòng nào nói đúng nhất về liên kết trong văn bản?

  • A. Chỉ có các phương tiện liên kết của ngôn ngữ mới có thể làm nhiệm vụ liên kết.
  • B. Người ta liên kết các câu bằng mối liên quan của nội dung mà chúng thể hiện, và cũng có thể dùng các phương tiện liên kết của ngôn ngữ để liên kết.
  • C. Không bao giờ cần các phương tiện ngôn ngữ khi liên kết các câu văn trong văn bản.
  • D. Các dấu câu là phương tiện liên kết chủ yếu.

Câu 19: Đọc đoạn văn sau và nhận xét về tính liên kết của nó

Đêm nay trăng sáng. Ánh trăng tràn xuống mặt đường, len lỏi trong những ngỏ nhỏ . Những con ngõ tối om, chẳng có một bóng người. Mọi người làm việc quần quật từ sáng đến tối mà chẳng mở lời than phiền.

  • A. Đoạn văn có liên kết
  • B. Đoạn văn không có sự liên kết vì mỗi câu văn diễn đạt một nội dung khác nhau
  • C. Đoạn văn không có sự liên kết bởi ý đồ của người viết là như vậy
  • D. Đoạn văn không có sự liên kết do không tìm thấy các phương tiện liên kết

Câu 20: Tính mạch lạc của đoạn văn được thể hiện ở đâu trong đoạn văn dưới đây?

Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!

  • A. Sử dụng các từ ngữ được lặp lại (phép lặp): trời, sáng
  • B. Sử dụng các từ ngữ được lặp lại (phép lặp): trời, sáng
  • C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
  • D. Cả 2 đáp án trên đều sai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác