Soạn bài 8 Văn bản đọc Hãy cầm lấy và đọc

Soạn bài 8: Văn bản đọc Hãy cầm lấy và đọc - Sách ngữ văn 7 tập 2 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Nêu một câu danh ngôn nói về sách hoặc về việc đọc sách mà em cho là có ý nghĩa.

Câu trả lời:

Một câu danh ngôn nói về sách em cho là có ý nghĩa: "Tất cả những gì con người làm, nghĩ hoặc trở thành được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách." (Thomas Carlyle).

Câu hỏi 2: Em thích đọc sách loại nào? Em đã từng thu nhận được điều gì bổ ích sau khi đọc một cuốn sách?

Câu trả lời:

- Em thích đọc nhiều loại sách: truyện tranh, tiểu thuyết, khoa học, ẩm thực,...

- Sau khi đọc một cuốn sách, em đã có thêm những hiểu biết về lĩnh vực mà mình quan tâm.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Câu chuyện kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?

Câu trả lời: 

Câu chuyện đã kết nối với vấn đề nghị luận ở việc đọc sách.

Câu hỏi 2: Lí lẽ và bằng chứng nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?

Câu trả lời:

Lí lẽ và bằng chứng được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại:

+ Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.

+ Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.

Câu hỏi 3: Làm cách nào để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?

Câu trả lời:

Để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc, "cần tính đến cả hai phương diện: chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc".

Câu hỏi 4: Cách kết văn bản có gì độc đáo?

Câu trả lời:

Cách kết văn bản độc đáo ở chỗ dùng cả tiếng Latinh và tiếng Việt. Cùng một nội dung, nhưng tác giả đã dùng tiếng Latinh để nói lại nguyên văn câu mà thánh Au-gút-xtinh được nghe, sau đó nói câu đó bằng tiếng Việt như lời kêu gọi mọi người đọc sách.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

SAU KHI ĐỌC

Câu hỏi 1: Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

Câu hỏi 2: Tóm lược một số ý kiến được tác giả lần lượt trình bày trong văn bản.

Câu hỏi 3: Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc". Em có đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?

Câu hỏi 4: Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?

Câu hỏi 5: Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay? Em có tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này không? Vì sao?

Câu hỏi 6: Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Hãy cầm lấy và đọc?

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Hãy cầm lấy và đọc?

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Hãy cầm lấy và đọc

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc

Câu hỏi 6. Tác giả đã dùng biện pháp gì để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người? Em có tán thành với quan điểm của tác giả thể hiện ở biện pháp ấy không? Vì sao?

Câu hỏi 7. Biện pháp liên kết nào được tác giả sử dụng ở các câu sau?

(1) “Em hãy cầm lấy và đọc? đó là lời nói tin cậy của thầy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý. (2) “Con hãy cầm lấy và đọc? đó là câu nói thân thương của người cha, người mẹ khi đưa cho con món quà có ý nghĩa nhất. (3) “Bạn hãy cầm lấy và đọc; đó là lời sẻ chia của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7 tập 2 kết nối tri thức, giải sách lớp 7 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài 8 kết nối tri thức, soạn văn 7 bài Văn bản đọc Hãy cầm lấy và đọc

Bình luận

Giải bài tập những môn khác