Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 1 Bầy chim chìa vôi (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Bầy chim chìa vôi phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của tác phẩm "Bầy chim chìa vôi" là ai?

  • A. Nguyễn Quang Thiều
  • B. Nguyễn Đình Thi
  • C. Nguyễn Khoa Điềm
  • D. Đoàn Giỏi

Câu 2: Quê quán của tác giả tác phẩm "Bầy chim chìa vôi" là ở đâu?

  • A. Bình Định
  • B. Hà Nam
  • C. Hải Dương
  • D. Hà Nội

Câu 3: Tác giả tác phẩm "Bầy chim chìa vôi" sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1954
  • B. 1956
  • C. 1957
  • D. 1959

Câu 4: Các tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Khoa Điềm có đặc điểm gì?

  • A. Thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật
  • B. Chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 5: Tác phẩm nào dưới đây là của nhà văn Nguyễn Quang Thiều?

  • A. Chiếc lược ngà
  • B. Con Quỷ gỗ
  • C. Đất nước
  • D. Tây Tiến

Câu 6: Tác phẩm "Bầy chìm chìa vôi" in trong cuốn sách nào?

  • A. Mùa hoa cải ven sông 
  • B. Hai số phận
  • C. Cuốn theo chiều gió
  • D. Nhà giả kim

Câu 7: Thể loại của tác phẩm "Bầy chim chìa vôi" là gì?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Truyện dài
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Truyện ngụ ngôn

Câu 8: Phương thức biểu đạt của tác phẩm "Bầy chim chìa vôi" là gì?

  • A. Tự sự, biểu cảm
  • B. Miêu tả, biểu cảm
  • C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • D. Tự sự, miêu tả

Câu 9: Đề tài của văn bản là gì?

  • A. Khoa học viễn tưởng 
  • B. Thiên nhiên, thế giới tuổi thơ
  • C. Thế giới tuổi thơ
  • D. Trinh thám

Câu 10: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ ba
  • B. Ngôi thứ nhất
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 11: Nhân vật chính của văn bản là ai

  • A. Mon
  • B. Mên
  • C. Bầy chim chìa vôi
  • D. Mon và Mên

Câu 12: Phần một của văn bản có nội dung là gì?

  • A. Quyết định đi cứu bầy chim chìa vôi của Mon và Mên.
  • B. Cuộc đối thoại giữa Mon và Mên về tổ chim.
  • C. Mon và Mên lo lắng cho bầy chim chìa vôi.
  • D. Mon và Mên chứng kiến cảnh bầy chim chìa vôi đập cánh bay lên.

Câu 13: Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện là khi nào?

  • A. Khoảng 2 giờ sáng
  • B. Trời mưa to và nước sông dâng cao
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 14: Ý nào dưới đây là nội dung chính trong cuộc trò chuyện giưa Mên bà Mon?

  • A. Mon khoe bố bắt được rất nhiều cá lớn ở sông.
  • B. Mon rủ Mên đi bắt cá cùng đám bạn.
  • C. Mon không ngủ được.
  • D. Mon hỏi anh Mên về việc tổ chim chìa vôi ở ngoài bãi giữa sông liệu có bị ngập hay không.

Câu 15: Qua cuộc trò chuyện giữa Mên và Mon, tác giả đã hé mở phẩm chất nào của hai anh em?

  • A. Tình yêu thiên nhiến
  • B. Lòng nhân ái vị tha giành cho những con người có số phận kém may mắn
  • C. Sự nhạy cảm và tình yêu dành cho thiên nhiên, động vật
  • D. Lòng yêu nước, thương dân

Câu 16: Hai anh em có hành động gì khi quá lo lắng cho bầy chim chìa vôi?

  • A. Lấy đò đi ra dải cát để mang lũ chim vào bờ
  • B. Thức trắng đêm không ngủ
  • C. Rủ đám trẻ trong làng ra bờ sông xem bầy chim chìa vôi
  • D. Gọi bố mẹ đưa ra bờ sông xem bầy chim chìa vôi

Câu 17: Qua những chi tiết nói lên tâm trạng, hành động của hai anh em Mon và Mên, người đọc thấy được hai anh em là người như thế nào?

  • A. Những đứa trẻ rất hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu , có tình yêu với tự nhiên, rất dũng cảm, lương thiện và giàu lòng nhân hậu.
  • B. Những đứa trẻ giàu lòng nhiệt huyết, đáng yêu , có tình yêu với tự nhiên, rất dũng cảm.
  • C. Những đứa trẻ rất nghịch ngợm , có tình yêu với tự nhiên, rất dũng cảm, lương thiện và giàu lòng nhân hậu.
  • D. Những đứa trẻ nghịch ngợm, không biết nghe lời người lớn.

Câu 18: Tập tính của bầy chim chìa vôi là gì?

  • A. Lần đầu đập cánh của lũ chim non cũng là lúc chúng phải đối mặt với thử thách khốc liệt đó là bứt khỏi dòng nước khổng lồ để bay lên.
  • B. Cuộc đời của những chú chim non gắn liền với tự nhiên, gắn liền với không gian làng quê bình dị. Những chú chim non nhỏ bé phải dũng cảm đối diện với thử thách để bắt đầu một hành trình sống thực thụ.
  • C. Làm tổ ở dải cát giữa sông lúc nước cạn, cất cánh vào bờ khi mùa mưa đến.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 19: Chi tiết nào dưới đây miêu tả hành trình cất cánh của Bầy chim chìa vôi?

  • A. Bầy chim non lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật cứng cáp và đập cánh suốt đêm.
  • B. Chim bố và chim mẹ vừa đập cánh theo đàn con vừa dẫn chúng con và ước chừng chính xác lúc nào đàn con đủ sức nâng mình lên khỏi mặt đất một cách đảm bảo.
  • C. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy chim con tránh nước đến đó.
  • D.  Đàn chim bay lên. Một chú chim non bị đuối sức, rơi xuống như một chiếc lá. Chim mẹ xòe rộng đôi cánh, lượn quanh chim con và kêu lên như để khuyến khích, động viên con cố gắng.
  • E. Và điều kì diệu đã đến. Khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của chim non chạm vào mặt nước thì đôi cánh đập nhịp quyết định, chim non bứt ra khỏi dòng nước và bay cao hơn.
  • F. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 20: Qua hành trình cất cánh của bầy chim chìa vôi. chúng ta rút ra được bài học gì?

  • A. Thử thách không phải lúc nào cũng là trở ngại mà đôi khi nó còn là cơ hội để mỗi người nhận thức đúng hơn về năng lực, khả năng của chính mình.
  • B. Vượt qua thử thách bằng sự nỗ lực của chính bản thân mình là cách để chúng ta trưởng thành thực sự.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác