Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngôi kể chuyện của tác phẩm "Bầy chim chìa vôi" là:

  • A. Ngôi thứ nhất.
  • B. Ngôi thứ ba.
  • C. Ngôi thứ nhất và thứ 3.
  • D. Không cụ thể.

Câu 2: Ở làng của Mên và Mon những con chim chìa vôi lần đầu đập cánh bay lên trời khi nào?

  • A. Khi trời mưa. 
  • B. Khi vòng vây của nước ập vào phần cuối cùng của bãi cát.
  • C. Khi nước lên.
  • D. Khi sấm nổ. 

Câu 3: Láy vần là: 

  • A. Là từ có phụ âm đầu trùng lặp và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như mếu máo, ngơ ngác, xinh xắn, mênh mông….
  • B. Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào, luôn luôn, xa xa,…
  • C. Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn.
  • D. Là từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy như liu diu, đìu hiu, lao xao, liêu xiêu, chênh vênh…

Câu 4: Văn bản "Đi lấy mật" thuộc tác phẩm nào?

 

  • A. Đất rừng phương Nam.
  • B. Đoàn thuyền đánh cá.
  • C. Mùa thu.
  • D. Thương vợ.

Câu 5:  Qua văn bản "Đi lấy mật", có thể thấy nhân vật An là một cậu bé như thế nào?

  • A. Nghịch ngợm và lười biếng.
  • B. Nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và khám phá
  • C. Ngoan ngoãn, không nghịch ngợm.
  • D. Chăm chỉ nhưng hay rụt rè.

Câu 6: Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng" là gì?

  • A. cung cấp thêm thông tin về phương hướng mà hương thơm lan tỏa.
  • B. cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm
  • C. miêu tả cây tràm
  • D. miêu tả hình dáng bông hoa tràm

Câu 7: Hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả dải Ngân Hà trong văn bản "Ngàn sao làm việc" là:

  • A. chiếc vó bằng vàng cất những mẻ tôm, cua
  • B. đen và ít sao.
  • C. nhóm người buông gàu bên sông Ngân tát nước.
  • D. sông chảy giữa trời lồng lộng.

Câu 8: Thơ viết cho thiếu nhi của Võ Quảng:

  • A. trừu tượng nhưng giàu ý nghĩa.
  • B. nhẹ nhàng, tình cảm.
  • C. trầm lắng, sâu sắc.
  • D. giản dị, trong sáng, gợi nhiều liên tưởng bất ngờ, độc đáo.

Câu 9: Cách gieo vần trong bài "Đồng dao mùa xuân" là:

  • A. vần ôm
  • B. vần chân.
  • C. vần ba tiếng bằng
  • D. vần tréo

Câu 10: Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” viết về:

  • A. Người lính
  • B. Người mẹ
  • C. Người cha
  • D. Người anh

Câu 11: Trong văn bản "Gặp lá cơm nếp", hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào trong kí ức người con?

  • A. hình ảnh người mẹ địu con tren lưng tỉa bắp trên lưng đồi.
  • B. hình ảnh người mẹ cần cù lao động.
  • C. hình ảnh mẹ hiện lên với những sinh hoạt giản dị, đời thường: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.
  • D. hình ảnh người mẹ giặt quần áo bên sông.

Câu 12: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ "Gặp lá cơm nếp" là gì?

  • A. Biểu cảm
  • B. Nghị luận
  • C. Tự sự
  • D. Miêu tả

Câu 13: Thể loại của  văn bản "Trở gió" là gì?

  • A. tạp bút
  • B. thơ
  • C. báo
  • D. nghị luận

Câu 14: Trong văn bản "Trở gió", điều gì thường trực ở nhân vật tôi?

  • A. Nỗi nhớ gia đình
  • B. Nỗi nhớ quê hương
  • C. Nỗi nhớ về những đồng đội
  • D. Nỗi nhớ về những kỉ niệm thời quá khứ

Câu 15: Trong văn bản "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", nhân vật "tôi" đã được bố dạy cho cách "nhìn" đặc biệt để nhận ra những bông hoa trong vườn nào?

  • A. Nhắm mắt lại, chạm từng bông hoa một.
  • B. Ngửi hương hoa rồi gọi tên loài hoa.
  • C. Cả hai ý trên đều sai
  • D. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 16: Trong văn bản "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", người bố hay dấu đồ vật gì để người con trai đi tìm?

  • A. Quần áo
  • B. Chiếc kẹo
  • C. Chiếc kẹp tóc
  • D. Chiếc cốc

Câu 17:  Số từ là gì?

  • A. Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
  • B. Là những từ chỉ số lượng
  • C. Là những từ chỉ hành động
  • D. Là những từ chỉ cảm xúc

Câu 18: Xác định số từ có trong câu sau:

“Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”

  • A. Sao vàng
  • B. Chợp mắt
  • C. Canh
  • D. Bốn, năm

Câu 19: Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2) văn bản "Người thầy đầu tiên", em hình dung như thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai?

  • A. giàu có
  • B. khá giả
  • C. rất khó khăn 
  • D. Vừa đủ sống 

Câu 20: Tác phẩm của Ai-tơ-ma-tốp chủ yếu viết về?

  • A. Tâm hồn khát khao tự do và tình yêu của nhân dân Nga
  • B. Những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa
  • C. Tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do, của lòng nhân ái bao la và niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người
  • D. Cuộc sống khắc nghiệt mà cũng giàu chất thơ ở quê hương ông

Câu 21: Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ trong câu sau: Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

  • A. không
  • B. và
  • C. này
  • D. thay

Câu 22: Phó từ được sử dụng để bổ sung ý nghĩa gì trong câu: Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này.

  • A. bổ sung ý nghĩa chỉ sự phủ định.
  • B. bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ của trạng thái.
  • C. bổ sung ý nghĩa sự tiếp diễn tương tự.
  • D. bổ sung ý nghĩa khẳng định cho sự vật, sự việc được nhắc đến ở đằng sau nó là điều đúng đắn.

Câu 23: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp so sánh trong câu thơ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng".

  • A. tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc cảm nhận được cánh buồm cũng có hồn, biết chủ động ra khơi.
  • B. mở rộng liên tưởng, giúp cảm nhận được tâm hồn của những người dân chài được gửi gắm vào mỗi lần đi biển, khát khao ra biển khơi, gặt hái được thành tựu.
  • C. cho thấy đặc điểm của con thuyền
  • D. cho thấy đặc điểm của dân chài lưới

Câu 24: Nội dung phần ba của bài thơ "Quê hương" là gì?

  • A. Giới thiệu chung về làng quê.
  • B. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
  • C. Cảnh thuyền cá về bến.
  • D. Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương

Câu 25:  Viết Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải đã thể hiện được :

  • A. Một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên say đắm của mình.
  • B. Niềm tha thiết yêu cuộc sống, khát vọng được dâng hiến cho đời của nhà thơ.
  • C. Tình yêu đất nước- một đất nước đang hối hả chiến đấu và dựng xây.
  • D. Niềm say sưa ngây ngất của mình trước mùa xuân của đất trời.

Câu 26: Những hình ảnh nào đã thể hiện ước nguyện khiêm nhương mà cao đẹp của nhà thơ trong bài "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A. Cành hoa, con chim hót.
  • B. Cành hoa, con chim hót, dòng sông xanh.
  • C. Cành hoa, con chim hót, nốt trầm xao xuyến
  • D. Cành hoa, con chim hót, giọt sương mai.

Câu 27: Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong những dòng thơ sau: Ơi, con chim chiền chiện/ Hót chi mà vang trời/ Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng?

  • A. sự trân trọng, say mê, náo nức, ngất ngây khi thấy đất trời vao xuân
  • B. sự chăm chú ngám nhìn
  • C. sự chán ghét
  • D. bình thường, không có cảm xúc gì quá đặc biệt.

Câu 28: Xác định nghĩa của từ "máu lửa" trong khổ thơ:

Có một người lính

Đi vào núi xanh

Những năm máu lửa.

  • A. tuổi trẻ, nhiều hy vọng phía trước.
  • B. nói đến chiến tranh, bom đạn.
  • C. ngày mùa xuân.
  • D. ngọn núi có nhiều cây cối màu xanh bao phủ

Câu 29: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ "Gò Me" là gì?

  • A. Biểu cảm
  • B. Nghị luận
  • C. Tự sự
  • D. Miêu tả

Câu 30: Từ "nọc cấy" trong câu thơ "Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên" có nghĩa gì?

  • A. chỗ hơi lõm thường hiện ra ở má, tạo nên nét duyên dáng, đáng yêu trên khuôn mặt.
  • B. dụng cụ lao động được làm bằng gỗ, có đầu nhọn, dùng để chọc lỗ xuống đất và gieo mầm lúa vào lỗ.
  • C. kiên nhẫn chiều theo ý kiến người khác để đạt được mục đích mình mong muốn.
  • D. nhan sắc và sự thanh lịch.

Câu 31: Điền từ vào chỗ trống: Tác giả Hoàng Tố Nguyên là một người luôn ........ và trân trọng quê hương đất nước của mình.

  • A. gìn giữ
  • B. trân trọng
  • C. yêu quý
  • D. xa cách

Câu 32: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:

Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

  • A. nhân hóa
  • B. nhân hóa và so sánh
  • C. so sánh
  • D. liệt kê

Câu 33: "Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi" được trích trong tác phẩm nào?

  • A. Trích "Trường ca mặt đường khát vọng"
  • B. Trích tác phẩm "Thơ hay có lời có 1000 bài"
  • C. Trích tác phẩm "Vết thời gian"
  • D. Trích tác phẩm Vầng trăng trong xe bò

Câu 34: Thể loại của đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là gì?

  • A. Truyền thuyết
  • B. Cổ tích
  • C. Tùy bút
  • D. Bút kí

Câu 35: Vị trí nào sau đây là vị trí của dấu phẩy?

  • A. Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
  • B. Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp.
  • C. Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
  • D. Giữa các vế của một câu ghép.
  • E. Tất cả các đáp án trên

Câu 36: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau Cuối tháng Giêng có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu.

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Liệt kê
  • D. Ẩn dụ

Câu 37: "Chuyện cơm hến" được trích từ văn bản nào?

  • A. Huế - Di tích và con người
  • B. Món ngon miền Bắc
  • C. Thương nhớ mười hai
  • D. Món lạ miền Nam

Câu 38: Từ ngữ đó có nghĩa tương đương với từ "trẹc" trong "Chuyện cơm hến" là:

  • A. thẩu
  • B. liễn
  • C. mẹt
  • D. cô

Câu 39: "Hội lồng tồng" trích từ tác phẩm nào?

  • A. Miền cỏ thơm
  • B. Mùa xuân và phong tục Việt Nam
  • C. Rất nhiều ánh lửa
  • D. Món lạ miền Nam

Câu 40: Chi tiết cho thấy sản vật cúng tế trong hội lồng tồng có liên quan với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông?

  • A. Lồng tồng tiếng Tày – Nùng có nghĩa là xuống đồng.
  • B. Thần thành hoàng làng của đồng bào Tày – Nùng là Thần Nông.
  • C.  Đình thành hoàng thờ những nhân vật ngày xưa đã có công khai phá ruộng nương, xây dựng và bảo vệ bản mường.
  • D. Tất cả ý trên đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác