Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Văn bản "Bầy chim chìa vôi" ngôi kể chuyện của tác phẩm là ngôi nào?

  • A. Ngôi thứ nhất.
  • B. Ngôi thứ ba.
  • C. Ngôi thứ nhất và thứ 3.
  • D. Không cụ thể.

Câu 2: Trong văn bản "Bầy chim chìa vôi", thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê Mên và Mon là gì?

  • A. Vào mùa nước cạn, chim chìa vôi tìm những đám rong khô và dày để đẻ trứng.
  • B. Vào mùa nước lên, chim chìa vôi tìm những đám rong khô và dày để đẻ trứng.
  • C. Vào mùa cạn, chim chìa vôi thường tìm rong khô để xây tổ đẻ trứng trong các bụi cỏ bên bờ.
  • D.  Vào mùa nước lên, chim chìa vôi thường tìm rong khô để xây tổ đẻ trứng trong các bụi cỏ bên bờ.

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là một loại trạng ngữ?

  • A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
  • B. Trạng ngữ chỉ thời gian
  • C. Trạng ngữ chỉ hoạt động
  • D. Trạng ngữ chỉ mục đích

Câu 4: Từ láy có tác dụng gì? 

  • A. Thay thế chủ ngữ.
  • B. Hỗ trợ nhấn mạnh ý nghĩa cho câu
  • C. Có tác dụng như trạng ngữ.
  • D. Không có tác dụng gì

Câu 5: Chi tiết nào dưới đây miêu tả ngoại hình và cử chỉ của nhân vật "tía" trong văn bản "Đi lấy mật"?

  • A. đội cái thúng to tướng.
  • B. chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.
  • C. vung tay một cái phạt ngang nhánh gai và lôi phăng nhánh gai vứt sang một bên.
  • D. quảy tòn ten một cái gùi bé.

Câu 6: Trong văn bản "Đi lấy mật", cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua đâu? 

  • A. cái nhìn của dân bản xứ.
  • B. cái nhìn của An.
  • C. cái nhìn của Cò.
  • D. cái nhìn của tía.

Câu 7: Xác định chủ ngữ trong câu sau:  Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.

  • A. Một tiếng lá
  • B. Một tiếng lá rơi lúc này 
  • C. Cũng có thể khiến người ta
  • D. Lá rơi 

Câu 8: Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh,..." là gì?

  • A. Miêu tả hình dáng con kì nhông.
  • B. Giới thiệu màu sắc con ì nhông.
  • C. cung cấp thêm thông tin về vị trí mà tính chất màu da của con lì nhông.
  • D. Miêu tả khái quát.

Câu 9: Vị ngữ trong các câu "Mắt tôi vẫn không thể rời tổ ong lúc nhúc trên cây tràm thấp kia" là:

  • A. từ đơn
  • B. từ phức
  • C. từ ghép
  • D. cụm từ

Câu 10: Chủ thể trữ tình của bài thơ "Ngàn sao làm việc" là:

  • A. một cậu bé
  • B. một cô bé
  • C. một thanh niên
  • D. một trung niên

Câu 11: Trong bài thơ "Ngàn sao làm việc", chòm sao Đại Hùng được miêu tả như thế nào?

  • A. nhóm người buông gàu bên sông Ngân tát nước.
  • B. sông chảy giữa trời lồng lộng.
  • C. đen và ít sao.
  • D. đuốc đèn soi cá.

Câu 12: Bài "Đồng dao mùa xuân" được viết dưới dạng nào?

  • A. Thơ 4 chữ
  • B. Thơ 5 chữ
  • C. Thơ 6 chữ
  • D. Thơ 7 chữ

Câu 13: Qua câu chuyện được kể và các chi tiết miêu tả trong "Đồng dao mùa xuân", hình ảnh người lính hiện lên: 

  • A. trong sáng, hồn nhiên, vô tư, hiền lành, giản dị, mộng mơ.
  • B. Mang cái nóng nảy, bốc đồng của tuổi trẻ
  • C. giản dị, khắc khổ
  • D. tràn đầy nhiệt huyết thanh xuân với giấc mộng giảng đường đại học.

Câu 14: Biện pháp tu từ hoán dụ là gì? 

  • A. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
  • B. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. 
  • C. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt.
  • D. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người.

Câu 15: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau: "Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy."

  • A. Biện pháp tương phản 
  • B. Biện pháp tu từ liệt kê
  • C. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • D. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Câu 16: Người con trong bài thơ "Gặp lá cơm nếp" là ai?

  • A. một du học sinh
  • B. một người lính Trường Sơn
  • C. một sinh viên đại học
  • D. một thầy giáo

Câu 17: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ "Gặp lá cơm nếp" là:

  • A. Biểu cảm
  • B. Nghị luận
  • C. Tự sự
  • D. Miêu tả

Câu 18: Văn bản đọc "Trở gió" được trích từ đâu?

  • A. Nghẹn ngào (1939) 
  • B. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
  • C. Ngọn đèn không tắt (2000)
  • D. Hoa niên (1945)

Câu 19: Ý nào không phải giá trị nghệ thuật của văn bản Trở gió?

  • A. Nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Bắc Bộ.
  • B. Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa
  • C. Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm
  • D. Nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Nam Bộ.

Câu 20: Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây?

Một ngày hòa bình

Anh không về nữa.

  • A. Biện pháp tương phản
  • B. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • C. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
  • D. Biện pháp tu từ liệt kê

Câu 21: Trong văn bản "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", điều bí mật nhân vật "tôi" muốn chia sẻ là gì?

  • A. nhân vật "tôi" có con mắt nhìn được rất xa.
  • B. nhân vật "tôi" học rất giỏi.
  • C. nhân vật "tôi" rất thông minh.
  • D. con mắt thần của nhân vật "tôi" nằm ở mũi.

Câu 22: Văn bản “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” được kể bằng ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt
Câu 23: Xác định số từ trong đoạn thơ sau:

“Chúng bay chỉ một đường ra

Một là tử địa hai là tù binh

Nghe trưa nay, tháng năm mồng bảy

Trên đầu bay, thác lửa hờn căm!

Trông: bốn mặt, lũy hầm sập đổ

Tướng quân bay lố nhố cờ hàng…”

  • A. Một đường, mồng bảy
  • B. Một, hai, năm, bảy, bốn
  • C. Chúng bay, tù binh
  • D. Tướng quân, thác lửa

Câu 24: Ý nào dưới đây sai khi xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích "Người thầy đầu tiên"?

  • A. Phần (3): ngôi kể thứ nhất - bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.
  • B. Phần (1): ngôi kể thứ nhất - họa sĩ.
  • C. Phần (4): ngôi kể thứ nhất - bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.
  • D. Phần (2): ngôi kể thứ nhất - bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.

Câu 25: Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật nào?

  • A. người qua đường
  • B. bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va.
  • C. thầy Đuy-sen
  • D. An-tư-nai.

Câu 26: Phó từ là gì?

  • A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
  • B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ
  • C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ
  • D. Không xác định

Câu 27: Biện pháp tu từ so sánh sử dụng trong câu thơ nào dưới đây?

  • A. "Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã"
  • B. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"
  • C. "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:"
  • D. A và B đúng

Câu 28: Tác giả bài thơ “Quê hương” là ai?

  • A. Nguyễn Quang Vũ
  • B. Tế Hanh
  • C. Đoàn Giỏi
  • D. Tố Hữu

Câu 29: Câu thơ nào trong bài thơ "Quê hương" miêu tả nét đặc trưng của dân chài lưới?

  • A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng-Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
  • B. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ-Khắp dân làng tấp lập đón ghe về.
  • C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng-Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
  • D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới-Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Câu 30: Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A. Hào hùng, mạnh mẽ
  • B. Bâng khuâng, tiếc nuối
  • C. Trong sáng, thiết tha
  • D. Nghiêm trang, thành kính

Câu 31: "Mùa xuân nho nhỏ" được viết giống thể thơ của tác phẩm nào?

  • A. Đêm nay Bác không ngủ
  • B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • C. Đồng chí
  • D. Đoàn thuyền đánh cá

Câu 32: Có thể thay thế từ "xao xuyến" trong câu “Một nốt trầm xao xuyến” bằng từ nào sau đây mà không làm mất đi giá trị nghệ thuật của câu thơ?

  • A. bồi hồi
  • B. xôn 
  • C. nôn nao
  • D. không từ nào hợp

Câu 33: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 34: Qua bài thơ "Gò Me"  vị trí địa lý của Gò Me được miêu tả như thế nào?

  • A. xa biển
  • B. trên rừng
  • C. gần biển
  • D. giữa đảo

Câu 35: Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào? 

  • A. Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
  • B. Véo von điệu hát cổ truyền
  • C. Tôi nằm trên võng mẹ đưa/Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 36: Tác phẩm "Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi" thuộc thể loại nào?

  • A. Báo chí
  • B. Nghị luận văn học
  • C. Cổ tích
  • D. Truyền thuyết

Câu 37: Văn bản "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Thương nhớ mười hai
  • B. Tắt đèn
  • C. Miếng ngon Hà Nội
  • D. Chiếc lược ngà

Câu 38: Nội dung của phần 2 đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là gì?

  • A. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa.
  • B. Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.
  • C. Một số bức tranh vẽ về mùa xuân
  • D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng.

Câu 39: Giá trị nội dung của "Chuyện cơm hến" là:

  • A. Bài văn giới thiệu về món cơm Hến đặc sản của Huế cùng tình cảm mà tác giả dành cho món ăn quê hương mình.
  • B. Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.
  • C. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa
  • D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng

Câu 40: Giá trị nội dung của "Chuyện cơm hến" là:

  • A. Bài văn giới thiệu về món cơm Hến đặc sản của Huế cùng tình cảm mà tác giả dành cho món ăn quê hương mình.
  • B. Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.
  • C. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa
  • D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác