Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 3 Đọc Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Bài 3 Những góc nhìn văn chương ( nghị luận văn học) - bộ sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản “Em bé thông minh-Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian” được chia thành mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

 Câu 2: Văn bản “Em bé thông minh-Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian” thuộc thể loại gì?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Thơ
  • C. Văn bản thông tin
  • D. Văn bản nghị luận

 Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của văn Em bé thông minh-Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Nghị luận
  • D. Thuyết minh

 Câu 4: Câu văn nào trong văn bản Em bé thông minh-Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh?

  •  A. Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân
  • B. Thông quan thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo
  • C. Qua việc giải quyết những thử thách bất ngờ, những câu đố trí tuệ, nhân vật người thông minh thể hiện trí tuệ dân gian, qua đó phản ánh ước mơ của họ về một cuộc sống xứng đáng
  • D. Như vậy, qua nhân vật em bé, truyện cổ tích Em bé thôn minh đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân

 Câu 5: Theo tác giả Trần Thị An, thông qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

  • A. Khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian
  • B. Nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới
  • C. Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo
  • D. Ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ đã có

 Câu 6: Theo tác giả Trần Thị An, thông qua thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

  •  A. Khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian
  • B. Nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới
  • C. Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo
  • D. Ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ đã có

Câu 7: Theo tác giả Trần Thị An, thông qua thử thách thứ tư, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

  • A. Khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian
  • B. Nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình
  • C. Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo
  • D. Ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ đã có

Câu 8: Theo tác giả Trần Thị An, qua nhân vật em bé, truyện cổ tích Em bé thông minh đã tập trung ca ngợi điều gì?

  • A. Tài khôn lỏi của trẻ em
  • B. Sức mạnh cơ bắp của nhân dân
  • C. Lòng nhân hậu của nhân dân
  • D. Trí thông minh của nhân dân

Câu 9: Ca ngợi trí thông minh của người bình dân, tác giả thể hiện tình cảm gì?

  • A. Tự mãn
  • B. Kiêu căng
  • C. Tự hào
  • D. Xấu hổ

Câu 10: Không chỉ ca ngợi trí tuệ người bình dân, truyện cổ tích Em bé thông minh còn thể hiện điều gì?

  • A. Ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có
  • B. Nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình
  • C. Khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian
  • D. Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo

Câu 11: Nhân vật chính trong truyện em bé thông minh là ai?

  • A. Nhà vua
  • B. Em bé
  • C. Viên quan
  • D. Hai cha con em bé

Câu 12: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

  • A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh
  • B. Nhân vật thông minh
  • C. Nhân vật chịu nhiều thiệt thòi
  • D. Nhân vật có nhiều phẩm chất tốt đẹp, bên ngoài xấu xí

Câu 13: Em bé thông minh được hưởng vinh hoa vì sao?

  • A. Nhờ may mắn và tinh ranh
  • B. Nhờ sự trợ giúp của thần linh
  • C. Nhờ được nhà vua yêu mến
  • D. Nhờ thông minh, nhờ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân

Câu 14: Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là?

  • A. Gây cười
  • B. Phê phán những kẻ ngu dốt
  • C. Khẳng định sức mạnh của con người
  • D. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

Câu 15: Chiến thắng của em bé có được, có nhờ tới sự giúp đỡ của ai?

  • A. Không được thần linh giúp đỡ
  • B. Thần linh mách bảo trong giấc mơ
  • C. Thần linh giúp một phần rất nhỏ
  • D. Thần linh giúp đỡ nhưng người nghe không nhận thấy

Câu 16: Yếu tố kì ảo có vai trò gì trong truyện em bé thông minh

  • A. Giúp truyện hấp dẫn hơn
  • B. Giải quyết khó khăn mà em bé không vượt qua được
  • C. Không tồn tại trong truyện
  • D. Giúp câu chuyện về em bé thông minh trở thành truyện cổ tích

Câu 17: Yếu tố không được sử dụng trong truyện em bé thông minh là gì?

  • A. Kì ảo
  • B. Hiện thực
  • C. Bất ngờ
  • D. Mâu thuẫn

Câu 18: Sức hấp dẫn của truyện Em bé thông minh chủ yếu được tạo ra từ đâu

  • A. Hành động của nhân vật
  • B. Ngôn ngữ của nhân vật
  • C. Tình huống truyện
  • D. Lời kể của truyện

Câu 19: Tác giả sử dụng hình thức câu đố với mục đích nào?

  • A. Đề cao trí tuệ nhân dân, trí tuệ dân tộc
  • B. Tạo tình huống để câu chuyện diễn ra theo đúng dụng ý nghệ thuật của mình
  • C. Tạo yếu tố bất ngờ để tăng sức hấp dẫn của câu chuyện
  • D. Kích thích sự tò mò của người nghe, người đọc

Câu 20: Yếu tố góp phần vào chiến thắng của em bé thông minh là gì?

  • A. Năng lực trí tuệ
  • B. Hiểu biết
  • C. Nhạy cảm
  • D. Kinh nghiệm

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác