Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Văn bản "Bàn về đọc sách" sử dụng phương thức biểu đạt nào chính?

  •    A. Tự sự
  •    B. Miêu tả
  •    C. Nghị luận
  •    D. Biểu cảm

Câu 2: Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn?

  •    A. Vì “trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác”
  • B. Vì “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”
  •    C. Vì “biết rộng rồi sau đó mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”
  •    D. Cả 3 lí do trên

Câu 3: Những trích dẫn được sử dụng trong văn bản "Tự học một thú vui bổ ích" nhằm mục đích gì?

  • A.  Tăng hiệu quả, uy tín khi nói về ý nghĩa của tự học.
  • B. Không có mục đích gì
  • C. Giúp bài văn có cái nhìn đa chiều, phong phú.
  • D. A và C đúng

Câu 4: Tự học bổ sung được kỹ năng gì?

  • A. Quản lý thời gian
  • B. Quản lý công việc
  • C. Quản lý bản thân
  • D. Tăng thời gian học

Câu 5: Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

  • A. Bút kí
  • B. Truyện ngắn trữ tình
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Tuỳ bút

Câu 6: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?

  • A. Ngoại hình
  • B. Tính cách
  • C. Tâm trạng
  • D. Hành động

Câu 7: Những câu sau đây câu nào không phải là tục ngữ? Vì sao?

  • A.Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
  • B.Một nắng hai sương
  • C.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
  • D.Thân em như tấm lụa đào.

Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa khuyên người dân lao động dự đoán được thời tiết, để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..

  • A. Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.
  • B. Tấc đất tấc vàng.
  • C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
  • D. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

Câu 9: Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao?

  • A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8).
  • B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
  • C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 10: Ý nghĩa của câu tục ngữ "Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa." là:

  • A.Nếu trời nhiều sao thì hôm đó sẽ nắng, ít sao hôm đó sẽ mưa.
  • B. Nếu bầu trời quang đãng, nhiều sao thì trời hôm sau sẽ có nắng, còn trời nhiều mây, vắng sao hôm sau sẽ có mưa.
  • C. Trời nhiều hay ít sao sẽ gây ra thời tiết nắng và mưa
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước ...” – xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?

  • A. đọc hiểu và sử dụng tục ngữ là phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể và hiểu được ý nghĩa của từng tục ngữ để sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.
  • B. đọc hiểu và sử dụng tục ngữ là không phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể và hiểu được ý nghĩa của từng tục ngữ để sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.
  • C. đọc hiểu và sử dụng tục ngữ là phải tùy vào hoàn cảnh không cụ thể và hiểu được ý nghĩa của từng tục ngữ để sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau.
  • D. đọc hiểu và sử dụng tục ngữ là phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể và hiểu được ý nghĩa của từng tục ngữ để sử dụng trong các ngữ cảnh giống nhau.

Câu 12: Tác phẩm nào sau đây không sử dụng tục ngữ trong tác phẩm?

  • A. Bánh trôi nước
  • B. Vội vàng
  • C. Mời trầu
  • D. Làm lẽ

Câu 13: Chuyện nàng Bân thuộc thể loại nào?

  • A. Dân gian
  • B. Cổ tích
  • C. Tục ngữ
  • D. Nghị luận

Câu 14: Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào ?

  • A. nghĩa đen.
  • B. Nghĩa bóng
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A, B và C đều sai

Câu 15: Văn bản "Trò chơi cướp cờ" của tác giả nào?

  • A. Hồ Xuân Hương
  • B. Xuân Diệu
  • C. Nguyễn Thị Thanh Thùy
  • D. Nam Cao

Câu 16: Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào?

  • A. theo trật tự thời gian
  • B theo trật tự mùa
  • C. theo trật tự con người
  • D. theo trật tự sắp xếp

Câu 17: Văn bản "Cách gọt củ hoa thủy tiên" của tác giả nào?

  • A. Hồ Xuân Hương
  • B. Xuân Diệu
  • C. Giang Nam
  • D. Nam Cao

Câu 18: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản "Cách gọt củ hoa thủy tiên" là:

  • A. Ngôn từ giản dị, gần gũi
  • B. Lối viết hấp dẫn, thú vị
  • C. Cách triển khai lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, mạch lạc.

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Trong văn bản "Hương khúc", nhân vật “tôi” bắt đầu hồi tưởng về mùa rau khúc nở vào thời điểm nào?

  • A. Thời điểm rau khúc nở
  • B. Thời điểm bà hái rau khúc: “buổi sáng sớm”
  • C. Vào lúc thu hoạch rau khúc
  • D. Vào mùa thu hoạch rau khúc

Câu 20: Phương thức biểu đạt của văn bản "Hương khúc" là:

  • A. Tự sự 
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Tác giả của "Dòng sông đen" là ai?

  • A. Bunin
  • B. Puskin
  • C. Giuyn Véc- nơ
  • D. Morrison

Câu 22:  Nội dung phần 2 của tác phẩm "Dòng sông đen" là:

  • A. Giải thích nhan đề
  • B. Cuộc đối thoại giữa A- rô- nắc và Nét Len
  • C.  Miêu tả môi trường đáy biển
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23: Giá trị nội dung tác phẩm "Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)” là:

  • A. Trình bày hành trình khám phá xưởng so- cô- la
  • B. Quán trình làm sô-cô-la
  • C. Người tí hon làm sô cô la
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24: Theo em, dòng sông nâu, con thác và những đường ống khổng lồ có vai trò như thế nào trong việc sản xuất sô-cô-la?

  • A. một dây chuyển nối tiếp nhau để sản xuất ra được thanh kẹo socola.
  • B. một dây chuyển nối tiếp nhau để thiết kế ra được thanh kẹo socola.
  • C. một dây chuyển nối không tiếp nhau để sản xuất ra được thanh kẹo socola.
  • D. một dây chuyển nối không tiếp nhau để sản xuất ra được thanh kẹo socola.

Câu 25: Tác phẩm Trái tim Đan - kô của nhà văn nước nào?

  • A. Pháp

  • B. Nga
  • C. Anh

  • D. Việt Nam

Câu 26: Thể loại của tác phẩm "Trái tim Đan - kô" là gi?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Miêu tả
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Câu 27: Hãy chỉ ra sự khác biệt về cách sử dụng yếu tố tưởng tượng trong các văn bản truyện khoa học viễn tưởng mà em đã học và văn bản Trái tim Đan-kô?

  • A. Câu chuyện hư cấu, sự kiện giả tưởng
  • B. xé toang lồng ngực
  • C. dứt trái tim ra và giơ cao lên đầu).
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 28: Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Đinh Nam Khương?

  • A. Hoa thảo mộc
  • B. Đợi chờ gió và trăng
  • C. Đá vàng
  • D. Hoa đá trước heo may

Câu 29: Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Mẹ
  • B. Đá vàng
  • C. Đợi chờ gió và trăng
  • D. Hoa đá trước heo may

Câu 30: Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con

(Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương)

  • A. Ý nghĩa lời ru của mẹ
  • B. Lòng biết ơn của người con đối với mẹ
  • C. Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường
  • D. Sự hiếu thảo của người con

Câu 31: Chọn đáp án đúng nhất

Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" là loại từ nào? 

  • A. Từ đơn
  • B. Từ ghép
  • C. Từ láy

Câu 32: Xác định các biện pháp tu từ, cách ngắt nhịp và tác dụng của chúng trong khổ thơ sau:

Ngủ đi, ngủ đi đôi tai vểnh ngây thơ

Ngủ đi, ngủ đi cái đuôi dài bướng bỉnh

Ngủ đi, ngủ đi con hổ con kiêu hãnh

Hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo...

  • A. Sử dụng biện pháp tu từ điệp từ "ngủ đi, ngủ đi" có tác dụng nhấn mạnh lời hát ru.
  • B. Cách ngắt nhịp 4/5 có tác dụng thôi thúc, sức biểu đạt mạnh mẽ hơn.
  • C. Cả A và B
  • D. Đáp án khác

Câu 33: Tác giả Chu Quang Tiềm thường viết về thể loại nào?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Thơ ca
  • C. Chính luận
  • D. Báo chí

Câu 34: Tình huống truyện trong văn bản "Tôi đi học" là gì?

  • A. Ngày đầu tiên đi học của cậu bé
  • B. Cậu bé khóc khi bước vào lớp
  • C. Mẹ cậu bé âu yếm dẫn cậu tới trường
  • D. Thầy giáo chào đón các học sinh mới tới lớp

Câu 35: Phép liên tưởng là gì?

  • A. Là sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến, suy luận ra theo một hướng nào đó và nó xuất phát từ những từ ngữ ban đầu
  • B. Là lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
  • C. Là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 36: So sánh ngang bằng là gì?

  • A. Là kiểu so sánh đối chiếu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại
  • B. Là sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật
  • C. Là sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
  • D. Là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau

Câu 37: Biện pháp nói quá ít được dùng trong thể loại văn bản nào?

  • A. Văn bản tự sự
  • B. Văn bản miêu tả
  • C. Văn bản hành chính, khoa học
  • D. Văn bản biểu cảm

Câu 38: Khi sử dụng biện pháp tu từ nói quá cần chú ý điều gì?

  • A. Đối tượng giao tiếp
  • B. Hoàn cảnh giao tiếp
  • C. Tình huống giao tiếp
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 39: Đoạn trích "Lời trái tim" kể về nội dung gì?

  • A. Hành trình khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy
  • B. Tái hiện cuộc đời người anh hùng trẻ tuổi Đan-kô
  • C. Hành trình vượt qua sa mạc của cậu bé chăn cừu để đến kim tự tháp Ai Cập - nơi được cho là chứa kho báu
  • D. Những ngày đầu của hành trình hai vạn dặm dưới biển trên con tàu Nau-ti-lơtx

Câu 40: Bài thơ "Mẹ" mượn hình ảnh loài cây nào để khắc họa hình ảnh người mẹ?

  • A. Cây tre
  • B. Cây vú sữa
  • C. Cây cau
  • D. Cây bầu

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác