Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 7 Đọc Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Bài 7 Trí tuệ dân gian (tục ngữ) - bộ sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các câu tục ngữ có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Ngắn gọn, có vần và nhịp điệu
  • B. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
  • C. Là những kinh nghiệm trong quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Những câu sau đây câu nào không phải là tục ngữ? Vì sao?

  • A.Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
  • B.Một nắng hai sương
  • C.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
  • D.Thân em như tấm lụa đào.
Câu 3: Ý nghĩa của câu tục ngữ: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Ngày tháng mười chưa cười đã tối" là gì?
  • A. Tính toán gieo trồng các giống cây, con cho phù hợp với thời vụ.
  • B. Giúp con người chủ động sử dụng thời gian để sắp xếp, tính toán công việc trong những mùa khác nhau trong năm.
  • C. Chủ động đối phó với những thiên tai trong các mùa khác nhau trong năm.
  • D. Nhắc nhở con người phải biết quý trọng thời gian.
Câu 4: Câu tục ngữ: "Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt" diễn tả điều gì?
  • A. Tháng bảy kiến bò, là có nắng to.
  • B. Tháng bảy có kiến bò thì hết lo lũ lụt.
  • C. Người dân lo sợ mưa to lũ lụt.
  • D. Tháng bảy (ở miền Bắc) hễ nhìn thấy kiến bò hàng đàn lên tường là dự báo sắp có mưa to, lũ lớn xảy ra.

Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa khuyên người dân lao động dự đoán được thời tiết, để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..

  • A. Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.
  • B. Tấc đất tấc vàng.
  • C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
  • D. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Câu 6: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?
  • A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình.
  • B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn.
  • C. Là bài học dân gian về khí tượng, giúp nhân dân lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động.
  • D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 7: Ý nghĩa của câu tục ngữ "Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa." là:

  • A.Nếu trời nhiều sao thì hôm đó sẽ nắng, ít sao hôm đó sẽ mưa.
  • B. Nếu bầu trời quang đãng, nhiều sao thì trời hôm sau sẽ có nắng, còn trờinhiều mây, vắng sao hôm sau sẽ có mưa.
  • C.  Trời nhiều hay ít sao sẽ gây ra thời tiết nắng và mưa
  • D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Câu tục ngữ: "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" chỉ điều gì?
  • A. Thứ nhất làm ruộng, thứ nhì làm vườn, thứ ba đào ao (nuôi cá).
  • B. Thứ nhất đào ao (nuôi cá), thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.
  • C. Thứ nhất đào ao (nuôi cá), thứ nhì làm ruộng, thứ ba làm vườn.
  • D. Thứ nhất làm ruộng, thứ nhì đào ao (nuôi cá), thứ ba làm vườn.

Câu 9: Ý nghĩa của câu "Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ." là

  •  A.Khi trời màu vàng trời sẽ xảy ra hạn hán,
  • B. Khi chân trời có màu vàng là sắp có dông bão, phải lo chống giữ nhà cửa.
  • C. Khi chân trời màu vàng là sắp có mưa, cần giữ gìn nhà cửa
  • D. Khi chân trời màu vàng, cần ở im trong nhà.
Câu 10: Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
  • A. là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người.
  • B. là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình.
  • C. Thiên nhiên quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người.
  • D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ?
  • A. các câu trong văn bản đều thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về những hiện tượng thiên nhiên
  • B. câu ngắn gọn
  • C. có hình ảnh gần gũi.
  • D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ?
  • A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên
  • B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông.
  • C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
  • D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
Câu 13: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?
  • A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động
  • B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình.
  • C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.
  • D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 14: Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào ?

  • A. Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai.
  • B. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng.
  • C. Nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
  • D. Cả ba ý trên.

Câu 15: Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào ?

  • A. nghĩa đen.
  • B. Nghĩa bóng
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A, B và C đều sai

Câu 16:  Những câu tục ngữ đồng nghĩa là những câu tục ngữ như thế nào ?

  • A. Có ý nghĩa gần giống nhau
  • B. Có ý nghĩa trái ngược nhau
  • C. Có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau
  • D. Có ý nghĩa mâu thuẫn với nhau.

Câu 17: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ?

  • A. Văn học dân gian.
  • B. Văn học viết
  • C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp
  • D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Câu 18: Em hiểu thế nào là tục ngữ ?

  • A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
  • B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
  • C. Là một thể loại văn học dân gian
  • D. Cả ba ý trên.

Câu 19: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?

  • A. Khoai đất lạ, mạ đất quen
  • B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
  • C. Một nắng hai sương
  • D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân

Câu 20: Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu

“Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi ?

  • A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
  • B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
  • C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
  • D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác