Giải SBT bài 7:Trí tuệ dân gian (Viết)
Giải SBT bài 7:Trí tuệ dân gian (Viết), trang 22 ngữ văn 7 tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài tập 1: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Trả lời:
Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Lí lẽ phong phú, xác đáng để giúp người đọc hiểu được vì sao em lại có ý kiến như vậy về vấn đề này.
Bằng chứng đa dạng, thuyết phục để có thể làm sáng tỏ lí lẽ.
Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Bài tập 2: Dòng nào dưới đây không phải là để tài của bài văn nghị luận về vấn đề đời sống:
a. Bàn về sự tôn trọng suy nghĩ của người khác.
b. Bàn về những yếu tố làm nên thành công.
c. Bàn về bài thơ Lời của cây.
d. Bàn về câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên.
Trả lời:
c. Bàn về bài thơ Lời của cây.
Bài tập 3: Vẽ sơ đồ thể hiện quy trình viết một bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống.
Trả lời:
Bài tập 4: Viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ, trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người (lòng kiên trì, lòng dũng cảm, lòng hiếu thảo,...)
Trả lời:
Trong cuộc sống, bất cứ khi làm một việc gì nếu vội vàng hấp tấp ta thường bị hỏng. Trái lại, nếu cố gắng, bền chí, kiên trì thì dù việc đó có khó khăn đến đâu ta cũng có thể hoàn thành được. Cũng chính vì thế nên tục ngữ có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim’’ để răn dạy con cháu đời sau.
Thật vậy, trong thực tế cuộc sống có nhiều tấm gương kiên nhẫn trong học tập, trong lao động đã để lại trong em những ấn tượng khó phai mờ. Từ đó, nó giúp em những hài học làm người thật ý nghĩa.
Chúng ta thử hình dung từ một thanh sắt thô sơ cứng cáp, ngày này sang ngày khác thanh sắt đổ được mài, mài mãi... cho đến một lúc nào đổ thanh sắt kia trở thành một cây kim bé nhỏ tiện dụng. Như vậy, muốn có được cây kim ấy người thợ đã bỏ biết bao công sức và thời gian đổ mài giũa thanh sắt. Nếu vật cứng như sắt mà ta mãi mãi cũng thành được cây kim thì bất cứ việc gì ta cũng có thể làm được, miễn sao ta phải biết chịu khó, biết nhẫn nại, kiên trì. Là học sinh, chắc ta không quen được anh học trò nghèo thông minh hiếu học Châu Trí. Vì nhà quá nghèo, anh phải vào chùa Long Tuyền hằng ngày quét lá đa để đốt lửa lấy ánh sáng mà học. Bản thân anh phải khắc phục mọi gian khổ và chịu khó trong học tập để cuối cùng anh được đỗ đầu kì thi Hương. Khi thành tài, người trong làng hết lời ca ngợi, thán phục.
Một anh học trò vào chùa Long Tuyền
Ai ngờ nay lại đỗ Giải nguyên
Ở đời chẳng có việc gì khó
Người ta lập chí phải nên kiên.
(Trích Luân lí giáo khoa thư)
Trên thế giới, nói đến tên hai nhà bác học người Pháp Pierre Curie và Marie Curie không ai là không biết. Để khám phá ra nguyên tố phóng xạ, ông bà đã kiên trì lao động vất vả hằng mấy năm trời, lọc đi lọc lại trong 8 tấn bã quặng mới thu được một phần mười gam chất phóng xạ ấy. Thế mới biết phát minh khoa học của nhân loại cũng đòi hỏi sự kiên trì mãnh liệt.
Ngày nay, tính kiên trì bền chí nhẫn nại được chúng ta coi như kim chỉ nam trong hành động, trong việc làm. Chính nhờ đó mà đã có biết bao người đã vượt qua mọi khó khăn, khắc phục được bệnh tật... như thầy Nguyễn Ngọc Ký đã viết hằng đôi chân... Điều này thật đáng tự hào biết hao!
Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” thật là một bài học vô cùng quý báu. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực và tự phấn đấu để dễ dàng đi đến thành công, bởi “nước chảy” tất “đá" phải mòn”. Đây là điều mà mỗi người chúng ta cần suy ngẫm khi bước vào đời, khi bắt tay vào công việc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận