Giải SBT bài 6: Hành trình tri thức (Viết)
Giải SBT bài 6: Hành trình tri thức (Viết), trang 9 ngữ văn 7 tập 2. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài tập 1: Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:
Trả lời:
Bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống thuộc thể nghị luận xã hội. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
Bài tập 2: Trình bày những yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống.
Trả lời:
- Nêu được vấn đề cần bàn luận.
- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận.
- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
- Bố cục bài viết cần đảm bảo:
Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy.
Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí đưa ra được bằng chứng đa dạng, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện.
Kết bài: khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.
Bài tập 3: Dòng nào dưới dây không phải là đề tài của bài văn nghị luận về vấn đề đời sống:
a. Nghị lực sống
b. Tai nạn giao thông
c. Bàn về câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
d. Bàn về truyện ngắn Chiếc là cuối cùng
Trả lời:
d. Bàn về truyện ngắn Chiếc là cuối cùng
Bài tập 4: Vẽ sơ đồ thể hiện dàn ý của bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống.
Trả lời:
Bài tập 5: Khi viết bài văn nghị luận về vấn đề đời sống, làm thế nào để lí lẽ, dẫn chứng được chặt chẽ, thuyết phục?
Trả lời:
Để lí lẽ được chặt chẽ, thuyết phục cần nêu được cơ sở và kết luận. Để bằng chứng được chặt chẽ, thuyết phục cần lựa chọn bằng chứng cụ thể, tiêu biểu, xác thực, cần phân tích băng chung để làm sáng tỏ cho lí lẽ.
Bài tập 6: Chỉ ra phần cơ sở và kết luận trong các li lẽ sau:
Lí lẽ 1: Bởi vì không ai có thể tránh khỏi những lầm lạc, cho nên một bàn tay đưa ra để vực ta dây từ sai lầm, một trái tim bao dung tha thứ sẽ cho ta động lực để sửa sai, từ đó dẫn hoàn thiện bản thân.
Lí lẽ 2: Bên cạnh đó, sự tha thứ giúp chúng ta buông bỏ thù hận, sự có chấp và định kiến để từ đó tìm thấy sự bình an, thanh thản trong tâm hồn.
Lí lẽ 3: Thất bại là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, quan trọng là ta phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, đối diện với sự thật và rút ra những bài học kinh nghiệm. Do vậy, đừng vì thất bại mà nản chí, mất niềm tin vào bản thân minh và cuộc sống, hãy biến thất bại thành bàn đạp vươn đến thành công.
Trả lời:
Bài tập 7: Thực hiện đề bài sau:
Đề bài: Chuyên mục "Góc nhìn" của tập san trường em phát động cuộc thi viết với chủ đề "Vì một ngôi trường hạnh phúc". Để tham gia cuộc thi nay, em hãy viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong nhà trường mà em quan tâm.
Trả lời:
Ngành giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã có những thành tích đáng khâm phục. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thách thức chưa thể giải quyết triệt để như bạo lực học đường, gian lận thi cử, vô lễ với giáo viên… Trong đó vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục.
Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn.
Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu giành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này. Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt.
Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lí mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu. Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ.
Đất nước cần những con người biết tự lập, biết tự học tập, sáng tạo, vươn lên bằng chính khả năng và sức lực của mình. Việc ngăn chặn gian lận trong thi cử cần bắt nguồn từ các bạn học sinh, như vậy sẽ cổ vũ lớn hơn tinh thần ham học tập của các bạn. Như vậy hiện trạng gian lận trong thi cử đang diễn ra khá phức tạp, các cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch cũng như chiến lược để đẩy lùi vấn nạn này; mang đến cho ngành giáo dục sự lành mạnh nhất.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận