Soạn bài 6 Đọc Tự học một thú vui bổ ích

Soạn bài 6: Đọc Tự học một thú vui bổ ích - Sách ngữ văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi 1: Thế nào là tự học?

Câu trả lời:

Theo em, tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.

Câu hỏi 2: Theo em, việc tự học có gì thú vị?

Câu trả lời:

Theo em, tự học thú vị ở chỗ là giúp em thể hiện được khả năng bản thân một cách thoải mái nhất, tự học ở nhà sẽ có không gian học yên tĩnh, thể hiện được những điểm mạnh, năng khiếu của bản thân.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Vì sao tự học là "một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân"?

Câu trả lời:

Ví tự học như là "một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân" vì khi đó chúng ta độc lập tìm hiểu, tự tìm tòi, khám phá.

Câu hỏi 2: Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn nhằm mục đích gì?

Câu trả lời:

Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong văn bản.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi 1: Văn bản trên được viết nhằm mục đích gì?

Câu hỏi 2: Em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản dựa vào sơ đồ sau:

Soạn bài 6 Đọc Tự học một thú vui bổ ích

Câu hỏi 3: Em có nhận xét gì về những bằng chứng tác giả nêu ra trong đoạn trích dưới đây?

Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá: Pat-xơ-tơ, Anh-xơ-tanh, hai vợ chồng Kiu-ri và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng; cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hề biết những tiêu kiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn quá mau, là nhờ thú tự học tìm tòi của họ.

Câu hỏi 4: Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Tự học - một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống?

Câu hỏi 5: Có bạn cho rằng: Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ để trao đổi về ý kiến này.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Tự học một thú vui bổ ích?

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Tự học một thú vui bổ ích?

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Tự học một thú vui bổ ích

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Tự học một thú vui bổ ích

Câu 5. Em hãy nhận xét về cách lập luận của tác giả trong văn bản trên? Theo em, những lí lẽ, dẫn chứng mà tác giả đưa ra có toàn diện và đủ sức thuyết phục?

Câu 6. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả về thói quen tự học hay không? Theo em, tự học có vai trò như thế nào trong xã hội hiện nay?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo, giải sách lớp 7 chân trời sáng tạo, soạn văn 7 bài 6 chân trời sáng tạo, soạn văn 7 bài Tự học một thú vui bổ ích

Bình luận

Giải bài tập những môn khác