Soạn bài 10 Ôn tập cuối học kì 2
Soạn bài 10: Ôn tập cuối học kì 2 - Sách ngữ văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
ĐỌC VÀ TIẾNG VIỆT
Câu hỏi 1: Chọn tên văn bản ở cột A phù hợp với thể loại tương ứng ở cột B (làm vào vở):
A (Văn bản) | B (Thể loại) |
1. Đợi mẹ (Vũ Quần Phương) | a. Truyện khoa học viễn tưởng |
2. Những kinh nghiệm dân gian về lao động, sản xuất | b. Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống |
3. Trò chơi cướp cờ (Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy) | c. Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động |
4. Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm) | d. Tục ngữ |
5. Dòng “sông Đen” (Giuyn Véc-nơ) | đ. Thơ trữ tình |
Câu trả lời:
1. đ
2. d
3. c
4. b
5. a
Câu hỏi 2: Dựa vào bảng sau, tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản theo các thể loại cụ thể (làm vào vở):
STT | Thể loại | Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu |
1 | Thơ trữ tình |
|
2 | Tục ngữ |
|
3 | Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động |
|
4 | Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống |
|
5 | Truyện khoa học viễn tưởng |
|
Câu trả lời:
STT | Thể loại | Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu |
1 | Thơ trữ tình | - Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ ( xúc cảm, suy nghĩ, tâm trạng của tác giả ) qua các phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu. Để cảm nhận được ý thơ cần đặc biệt chú ý phân tích và đánh giá kỹ lưỡng khả năng biểu hiện ý thơ của các phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu. |
2 | Tục ngữ | - Lưu ý về ý nghĩa của những câu tục ngữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, nhịp điệu. |
3 | Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | - Chú ý những từ ngữ chỉ trình tự các hoạt động. - Khi đọc, cần xem văn bản đã được trình bày theo cấu trúc rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ hay chưa. - Việc sử dụng các từ ngữ miêu tả, hình ảnh minh họa đã hợp lí hay chưa. - Cách triển khai trong văn bản như thế nào? Đã thể hiện được mối quan hệ với mục đích văn bản chưa? |
4 | Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống | - Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. - Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận. |
5 | Truyện khoa học viễn tưởng | - Chú ý đến cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học. - Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng. - Các sự kiện trong bài có liên kết với nhau về một chủ đề không?: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại và những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định. - Các nhân vật được đặc tả như thế nào: trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ. |
Câu hỏi 3: a. Dựa vào bảng sau, hãy nêu tên các văn bản ở phần Đọc mở rộng theo thể loại trong học kì 2 theo đúng các thể loại (làm vào vở):
Bài học | Thể loại | Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì 2) |
6 | Văn bản nghị luận |
|
7 | Văn bản thuộc thể loại khác |
|
8 | Văn bản thông tin |
|
9 | Truyện (bao gồm truyện khoa học viễn tưởng) |
|
10 | Thơ trữ tình |
|
b. Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê các văn bản đọc mở rộng ở học kì II theo yêu cầu của giáo viên và nêu ít nhất hai bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc mà em đã thu nhận được qua việc đọc các văn bản ấy.
Bài học | Văn bản đọc mở rộng | Bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng |
6 |
|
|
7 |
|
|
8 |
|
|
9 |
|
|
10 |
|
|
Câu trả lời:
a.
Bài học | Thể loại | Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng (Học kì 2) |
6 | Văn bản nghị luận | Đừng từ bỏ cố gắng |
7 | Văn bản thuộc thể loại khác | Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội |
8 | Văn bản thông tin | Kéo co |
9 | Truyện (bao gồm truyện khoa học viễn tưởng) | Một ngày của Ích-chi-an |
10 | Thơ trữ tình | Mẹ |
b.
Bài học | Văn bản đọc mở rộng | Bài học kinh nghiệm về kĩ năng đọc thu nhận được từ việc đọc mở rộng |
6 | Đừng từ bỏ cố gắng | Việc đọc thêm các văn bản đọc hiểu giúp em có thêm những kiến thức, kinh nghiệm về đời sống hơn. Đồng thời, cũng đem lại nhiều bài học để em có thể áp dụng được trong cuộc sống đời thường. |
7 | Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội | |
8 | Kéo co | |
9 | Một ngày của Ích-chi-an | |
10 | Mẹ |
Câu hỏi 4: Đọc đoạn thơ sau:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(Tế Hanh, Quê hương)
a. Nhận xét cách gieo vần và ngắt nhịp của đoạn thơ.
b. Xác định cảm xúc của tác giả thể hiện qua đoạn thơ.
c. Nêu một nét độc đáo về biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu trả lời:
a. Câu thơ ngắt nhịp 3/2/3, gieo vần ông, a, ang giúp cho các câu thơ có nhịp điệu, làm bức tranh về làng chài cá trở nên sinh động hơn.
b. Tác giả đã khắc họa hình ảnh về một bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm, thể hiện tình yêu thương gắn bó với quê hương mình của tác giả.
c. Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động.
Bình luận