Soạn bài 6 Đọc Bàn về đọc sách

Soạn bài 6: Đọc Bàn về đọc sách - Sách ngữ văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Theo em, thế nào là đọc sách có hiệu quả?

Câu trả lời:

Theo em, đọc sách có hiệu quả là mình đọc sách có tốc độ nhanh nhưng vẫn nắm và thâu tóm được những cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề được trình bày trong quyển sách đó.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu hỏi: Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là gì?

Câu trả lời:

Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn:

- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu: Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy. Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”.

- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng: Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi 1: Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì?

Câu hỏi 2: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.

Câu hỏi 3: Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự "một là...", "hai là..." có tác dụng gì?

Câu hỏi 4: Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao?

Câu hỏi 5: Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang web, in-pho-gráp-phích (infographic), tờ rơi, sơ đồ tư duy để giới thiệu với các bạn phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể gồm những nội dung sau:

- Tâm thế đọc

- Không gian đọc

- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách

- Cách đọc, ghi chú

- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Bàn về đọc sách?

Câu 2. Nội dung chính của văn bản Bàn về đọc sách?

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Bàn về đọc sách

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Bàn về đọc sách

Câu 5. "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ". Em có đồng ý với quan điểm này của tác giả không? Vì sao?

Câu 6. Theo tác giả văn bản, số lượng sách một người đã đọc có tỉ lệ thuận với vốn tri thức mà họ tích lũy được hay không? Theo em, khi đọc sách, có nên đọc nhanh, đọc lướt? 

Câu 7. Trong xã hội ngày nay, chúng ta có thể tìm hiểu thông tin rất nhanh trên internet, vậy theo em, có cần mất thời gian để đọc những cuốn sách giấy?

Câu 8. Em có nhận xét gì về văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam hiện nay? Bày tỏ quan điểm của em về thói quen đọc sách trong xã hội hiện đại.

Câu hỏi 9: Hãy tóm tắt văn bản.

Câu hỏi 10: Lí lẽ mà tác giả đưa ra ý kiến “Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ” là gì?

Câu hỏi 11: Vì sao tác giả lại cho rằng “Sách vừa là người bạn vừa là người thầy của con người”?

Câu hỏi 12: Những lợi ích và trở ngại của việc đọc sách mà tác giả đề cập trong văn bản là gì?

Câu hỏi 13: Bản thân bạn đã có những cách chọn sách và phương pháp đọc sách nào. Hãy chia sẻ ngắn gọn.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo, giải sách lớp 7 chân trời sáng tạo, soạn văn 7 bài 6 chân trời sáng tạo, soạn văn 7 bài Bàn về đọc sách

Bình luận

Giải bài tập những môn khác