Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 6: Đọc Bàn về đọc sách

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 6: Đọc Bàn về đọc sách. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

Đọc văn bản

- Hai trở ngại của việc đọc sách:

+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.

+ Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “làm kẻ lạc hậu”: Đặt vấn đề về tầm quan trọng của việc đọc sách.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “những cuốn sách quan trọng, cơ bản”: Những khó khăn, trở ngại của việc đọc sách hiện nay.

+ Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.

Tác giả

- Tên: Chu Quang Tiêm

- Tên khai sinh: Tự Mạnh Thực

- Năm sinh – năm mất: 1897 – 1986.

- Quê quán: Đông Thành, An Huy, Trung Quốc.

- Thể loại sáng tác: chính luận

- Phong cách bài chính luận: nhẹ nhàng, nhưng vẫn đầy đủ lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động và có tính thuyết phục sâu sắc.

- Tác phẩm tiêu biểu: Tâm lí văn nghệ, Bàn về thơ, Bàn về đọc sách,…

Tác phẩm

- Trích trong Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách, Bắc Kinh (1995), Trần Đình Sử dịch.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

Đặt vấn đề về tầm quan trọng của việc đọc sách

- Văn bản được viết ra để thuyết phục người đọc về hai vấn đề:

+ Tầm quan trọng của việc đọc sách.

+ Sự cần thiết của việc đọc sâu, nghiền ngẫm kĩ khi đọc.

- Ý kiến của người viết được thể hiện qua các câu văn chủ đề:

+ Học vấn không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.

+ Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách ngày càng không dễ.

+ Đọc sách không cốt lấy nhiều, mà phải chọn cho tinh, cho kĩ.

=> Tác giả đã đưa ra các ý kiến xác đáng và tóm lược gọn về chủ đề chính của văn bản theo trình tự hợp lí từ đặt vấn đề tầm quan trọng của đọc sách – trở ngại của việc đọc sách – phương pháp đọc sách hiệu quả.

=> Những lí lẽ, bằng chứng cụ thể, rõ ràng được đưa ra nhằm tăng sức thuyết phục cho người đọc tin vào chủ đề của văn bản.

Ý kiến

Lí lẽ và bằng chứng

Ý kiến 1: Học vấn không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại

- Lí lẽ: Các thành quả của nhân loại đã được tích lũy từ đâu, nếu không tiếp thu ta sẽ bị lạc hậu.

- Bằng chứng: Học vấn, tri thức của nhân loại đều được lưu trữ trong sách vở, lưu truyền lại để không bị vùi dập.

Ý kiến 2: Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách ngày càng không dễ.

- Lí lẽ 1: Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu.

- Bằng chứng 1: Cách học hiệu quả của người xưa và cách học không hiệu quả, không đọng lại gì.

- Lí lẽ 2: Sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng.

- Bằng chứng 2: Cách đọc tham số lượng mà không vì thực chất.

Ý kiến 3: Đọc sách không cốt lấy nhiều, mà phải chọn cho tinh, cho kĩ.

- Lí lẽ: Nghiền ngẫm, đọc kĩ sẽ phát triển ư duy, hình thành phẩm chất.  

- Bằng chứng: Lời răn của người xưa trong việc đọc sách; cách đọc sách qua loa để trang trí bộ mặt của bản thân.

Lợi ích và trở ngại của việc đọc sách

Lợi ích

- Đọc sách là một con đường quan trọng trong học vấn.

- Sách vở ghi chép, lưu truyền lại lịch sử của nhân loại.

- Kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần

=> Tác giả liệt kê ra nhiều lợi ích của việc đọc sách nhằm làm sáng tỏ cho chủ đề của văn bản về tầm quan trọng của việc đọc sách.

Trở ngại

- Sách đáng quý nhưng chỉ là một thứ tích lũy.

- Sách có thể làm trở ngại cho việc nghiên cứu.

=> Tác giả đã đưa ra và làm rõ trở ngại của việc đọc sách hiện nay:

+ Sách khiến người ta không chuyên sâu.

+ Sách nhiều dễ khiến cho chúng ta lạc hướng.

+ Người mới học tham nhiều mà không vụ thực chất.

Phương pháp đọc sách

- Đọc cho tinh, cho kĩ.

- Số lượng nhiều không bằng đọc chất lượng.

- Nếu đọc mười quyển sách mà lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyến mà đọc mười lần.

- Đọc sách không thể đọc nhiều coi là vinh dự, đọc ít không thể coi là xấu hổ.

- Đọc ít nhưng mà kĩ, luyện nếp nghĩ sâu xa.

- Đọc để bản thân hiểu, biết thêm kiến thức chứ không phải để lừa dối bản thân mình.

=> Tác giả dẫn ra nhiều phương pháp đọc sách hiệu quả nhằm hướng tới tác động vào nhận thức của người đọc. 

III. TỔNG KẾT

Nội dung

- Văn bản khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. 

- Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.

Nghệ thuật

- Đưa ra ý kiến, giải thích dễ hiểu.

- Lí lẽ, bằng chứng mang tính thuyết phục cao.

- Sắp xếp các ý kiến theo thứ tự hợp lí.  

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CTST bài 6 Đọc Bàn về đọc sách, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 6: Đọc Bàn về đọc sách, Ôn tập văn 7 chân trời bài Đọc Bàn về đọc sách

Bình luận

Giải bài tập những môn khác