Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo tập 2 bài 6 Đọc Bàn về đọc sách (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 6 Đọc Bàn về đọc sách phần 2- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?

  • A. Chu Quang Tiềm
  • B. Nguyễn Ngọc Ánh
  • C. Tố Hữu
  • D. Thạch Lam

Câu 2: Năm sinh của tác giả  là khi nào?

  • A. 1954 
  • B. 1845
  • C. 1955
  • D. 1897

Câu 3: Quê quán của tác giả văn bản là ở đâu?

  • A. Trung Quốc
  • B. Nhận Bản
  • C. Thái Lan
  • D. Việt Nam

Câu 4: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả văn bản?

  • A. Tâm lí học văn nghệ
  • B. Bàn về thơ
  • C. Bàn về đọc sách
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 5: Thể loại của tác phẩm là:

  • A. Văn bản nghị luận
  • B. Văn học kháng chiến
  • C. Các bài bình thơ
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 6: Thông tin sau về văn bản là đúng hay sai?

Bài luận Bàn về đọc sách được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”, Bắc Kinh (1995), Trần Đình Sử dịch

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 7: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

  • A. Biểu cảm
  • B. Tự sự
  • C. Miêu tả
  • D. Nghị luận

Câu 8: Thông tin sau về tác giả văn bản là đúng hay sai?

Ông là nhà mĩ học và lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 9: Thông tin sau về tác giả văn bản là đúng hay sai?

Ông là danh nhân lớn, học vấn cao, là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 10: Nếu chia văn bản thành  phần thì nội dung phần 1 là gì?

  • A. Tầm quan trọng của việc đọc sách
  • B. Những khó khăn, thiên hứng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay
  • C. Bàn về phương pháp đọc sách
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 11: Nếu chia văn bản thành  phần thì nội dung phần 2 là gì?

  • A. Tầm quan trọng của việc đọc sách
  • B. Những khó khăn, thiên hứng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay
  • C. Bàn về phương pháp đọc sách
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 12: Nếu chia văn bản thành  phần thì nội dung phần 3 là gì?

  • A. Tầm quan trọng của việc đọc sách
  • B. Những khó khăn, thiên hứng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay
  • C. Bàn về phương pháp đọc sách
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 13: Vì sao đọc sách trong thời đại ngày nay không dễ?

  • A. Sách thì hay nhưng sách nhiều
  • B. Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu
  • C. Không dễ tìm sách hay để đọc
  • D. Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người

Câu 14: Ý nói đúng sự thuyết phục của văn bản trên là gì?

  • A. Lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động
  • B. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh
  • C. Sử dụng so sánh và nhân hóa
  • D. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ

Câu 15: Loại sách thường thức cần cho ai?

  • A. Những người ít học
  • B. Các học giả chuyên sâu
  • C. Chỉ cần cho nhưng người yêu quý sách
  • D. Cần cho mọi công dân của thế giới hiện tại

Câu 16:  Câu văn nào thể hiện rõ nội dung: khuyên người đọc sách phải chọn cho tinh?

  • A. Đọc ít mà đọc kĩ, sẽ tập tành được nếp suy nghĩ sâu xa
  • B. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng thời gian đem sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị
  • C. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng lấy 10 quyển mà đọc 10 lần
  • D. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít  không phải là xấu hổ

Câu 17: Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn?

  • A. Vì “trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác”
  • B. Vì “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”
  • C. Vì “biết rộng rồi sau đó mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”
  • D. Cả 3 lí do trên

Câu 18: Văn bản trên không đề cập tới nội dung gì?

  • A. Ý nghĩa của việc đọc sách
  • B. Các loại sách cần đọc
  • C. Phương pháp đọc sách có hiệu quả
  • D. Những thư viện nôi tiếng trên thế giới

Câu 19: Giá trị nội dung của văn bản là gì?

  • A. Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn.
  • B. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Câu 20: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?

  • A. Luận điểm rõ ràng, thuyết phục.
  • B. Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dẫn dắt tự nhiên. 
  • C. A và B đều đúng.
  • D. A và B đều sai.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác