Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 2 thực hành tiếng việt

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Bài 2 Bài học cuộc sống- bộ sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng?

  • A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  •  
  • C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 2: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

  • A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
  • B. Nói lên sự bí từ của người viết
  • C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể hết của các thể điệu ca Huế.
  • D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn

Câu 3: Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì?

Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu! (Nam Cao)

  • A. Tỏ ý bực tức
  • B. Tỏ ý thông cảm
  • C. Tỏ ý hài hước
  • D. Tỏ ý mỉa mai, chua chát.

Câu 4: Câu nói sau đây của một cô bé được diễn đạt bằng rất nhiều dấu chấm lửng. Em hãy cho biết, tác giả dùng nhiều dấu chấm lửng như vậy nhằm thể hiện điều gì?

- Không … ngô của con … của con gieo… đấy ạ… Con có bao giờ… dám sang vườn bên nhà đâu? Con mà sang thì con Vện … cả con Mực nữa… nó cắn xổ ruột con ra còn gì! (Nguyên Hồng)

  • A. Thể hiện sự sợ sệt, thanh minh
  • B. Thể hiện sự vô lễ
  • C. Thể hiện sự thách thức
  • D. Thể hiện sự tranh luận

Câu 5: Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng gì?

"Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả xông vào thở không ra lời

- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!" (Phạm Duy Tốn)

  • A. Thể hiện sự ngập ngừng vì không muốn nói.
  • B. Cả (1), (2) đều đúng.
  • C. Thể hiện lời nói ngập ngừng do hốt hoảng. (2)
  • D. Thể hiện lời nói ngập ngừng do quá mệt. (1)

Câu 6: Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

"Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc..."

(Vũ Tú Nam)

  • A.Nói lên sự ngập ngừng của người viết
  • B. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn
  • C. Tỏ ý còn nhiều màu sắc chưa được liệt kê hết
  • D. Nói lên sự bí từ của người viết

Câu 7: Dấu chấm lửng trong câu văn sau được dùng để làm gì?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng ; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. (Tô Hoài)

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn
  • C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 8: Đâu là kí hiệu của dấu chấm lửng?

  • A. ;
  • B. ( )
  • C. “ “
  • D. …

Câu 9: Dấu chấm lửng trong câu văn sau được dùng để làm gì?

Con thấy râu mọc ngược dưới cằm…

  • A. Tỏ ý ngập ngừng
  • B. Tỏ ý thông cảm
  • C. Tỏ ý mỉa mai, chua chát
  • D. Tỏ ý hài hước

Câu 10: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau?

“Gấu đến gần di mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi,...”

  • A. Thể hiện sự tinh nghịch
  • B. Thể hiện mình nguy hiểm
  • C. Thể hiện sự lắng đọng cảm xúc
  • D. Thể hiện con mồi ngon

Câu 11: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau?

“Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng;…”

  • A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết
  • B. Tỏ ý làng quê bình dị
  • C. Tỏ ý là không muốn xa nhà
  • D. Tỏ ý bùi ngùi, xúc động

Câu 12: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau?

“Bác tai gật đầu lia lịa:

- Phải, phải… Bác sẽ đi với cháu!”

  • A. Thể hiện sự tôn trọng mọi người
  • B. Tỏ ý kính trọng
  • C. Làm giãn nhịp điệu cho câu văn
  • D. Thể hiện sự lắng đọng

Câu 13: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau?

“Những con chim mẹ bay chao chát theo anh Thả về tận nhà, gào thét mãi…”

  • A. Thể hiện nỗi nhớ nhung
  • B. Thể hiện lời nói còn bỏ dở
  • C. Ngỏ ý không muốn người đi xa
  • D. Thể hiện nhiều cảm xúc

Câu 14: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau?

“Ò…ó…o…

Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.”

  • A. Biểu thị tâm trạng vui vẻ
  • B. Thể hiện rằng thuyền sắp cập bến
  • C. Thể hiện sự háo hức
  • D. Biểu thị sự kéo dài âm thanh của gà gáy

Câu 15: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau?

“Tôi quắc mắt:

- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

- Thưa anh, thế thì…hừ hừ…em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.”

  • A. Thể hiện chỗ nói ngập ngừng, ngắt quãng
  • B. Thể hiện sự run sợ
  • C. Thể hiện sự ngắc ngứ
  • D. Thể hiện sự bỏ dở

Câu 16: Đoạn thơ sau có dấu chấm lửng có tác dụng như thế nào?

“Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận,

Xét lại cho tường tận kẻo mà”

  • A. Thể hiện cho sự sợ hãi
  • B. Thể hiện cho sự nịnh nọt
  • C. Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng của Chiên con khi bị sói hung hăng nạt nộ
  • D. Thể hiện sự nói dối

Câu 17: Câu thơ sau có dấu chấm lửng có tác dụng gì?

“Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là

Mày còn nói xấu ta năm ngoái…”

  • A. Thể hiện cho lời nói bỏ dở của Sói khi đổ tội cho Chiên con vì chưa tìm thêm được lý do cho phù hợp hơn
  • B. Thể hiện sự nói dối của Chiên con
  • C. Thể hiện sự yếu đuối của sói
  • D. Thể hiện sự nịnh nọt

Câu 18: Chỉ ra điểm khác biệt trong hai câu sau đây

“- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể

- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như… một vị chúa tể”

  • A. Có sự ngăn cách
  • B. Có dấu chấm lửng
  • C. Có dấu chấm phẩy
  • D. Nói về sự thật hiển nhiên

Câu 19: Công dụng của dấu chấm lửng là gì?

  • A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
  • B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
  • C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 20: Hãy cho biết câu văn sau sử dụng dấu chấm lửng có tác dụng gì?

“Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng ; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ… gừ ở trên đầu ông đồ rau”

  • A. Mô phỏng âm thanh ngắt quãng
  • B. Mô tả âm thanh kéo dài ra, ngắt quãng của con vật
  • C. Mô tả sự sợ hãi
  • D. Mô tả sự đối lập

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác