Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trần Hữu Thung sáng tác trong thời kì kháng chiến chống:

  • A. Đế quốc Mĩ
  • B. Phát xít Nhật
  • C. Quân Nguyên - Mông
  • D. Thực dân Pháp

Câu 2: Dòng nào không nói về đặc điểm của thuật ngữ?

  • A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm.
  • B. Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
  • C. Thuật ngữ có tính biểu cảm.
  • D. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

Câu 3: Văn bản Phòng tránh đuối nước được trích từ đâu?

  • A. Cẩm nang phòng tránh đuối nước
  • B. Trò chuyện với hàng cau
  • C. Tôi tài giỏi, bạn cũng thế
  • D. Bí kíp ghi chép hiệu quả

Câu 4: Bài thơ Lời của cây thuộc chủ đề gì?

  • A. Tình yêu thương mầm xanh thiên nhiên
  • B. Khám phá bí ẩn dưới lòng đại dương
  • C. Mơ ước của cha và con
  • D. Tình mẫu tử thiêng liêng

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Lời của cây là gì?

  • A. Miêu tả
  • B. Biểu cảm
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Câu 6: Nhà thơ Hữu Thỉnh bắt đầu sáng tác thơ từ khi nào?

  • A. Trong kháng chiến chống Pháp
  • B. Trong kháng chiến chống Mỹ
  • C. Khi đất nước thống nhất
  • D. Giai đoạn xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Câu 7: Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ Sang thu?

  • A. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời
  • B. Bài thơ là những cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển của đất trời qua đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm sâu sắc
  • C. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung
  • D. Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước

Câu 8: Phó từ là gì?

  • A. Là các từ ngữ bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm.
  • B. Là từ dùng để xác định thứ tự và số lượng của sự vật nào đó.
  • C. Là từ dùng để chỉ các sự vật có số lượng ít hay nhiều.
  • D. Là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái...

Câu 9: Bài thơ Con chim chiền chiện thuộc thế loại thơ gì?

  • A. Thơ bốn chữ
  • B. Thơ năm chữ
  • C. Thơ tự do
  • D. Song thất lục bát

Câu 10: Tác phẩm nào không phải sáng tác của Huy Cận trước cách mạng?

  • A. Lửa thiêng
  • B. Kính cầu tự
  • C Vũ trụ ca
  • D. Trời mỗi ngày lại sáng

Câu 11: Truyện Ếch ngồi đáy giếng phê phán những đối tượng nào?

  • A. Những kẻ lười biếng
  • B. Những kẻ dốt nát mà huênh hoang
  • C. Những kẻ tham lam
  • D. Những kẻ nhát gan

 Câu 12: Mục đích của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Kể chuyện
  • B. Thể hiện cảm xúc
  • C. Gửi gắm ý tưởng, bài học
  • D. Truyền đạt kinh nghiệm

Câu 13: Văn bản “Những tình huống hiểm nghèo” nhắc đến những câu chuyện nào?

  • A. Ếch ngồi đáy giếng
  • B. Hai người bạn đồng hành và con gấu
  • C. Chó sói và chiên con
  • D. Cả B và C

Câu 14: Văn bản Chó sói và chiên con trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten thuộc loại nào?

  • A. Tác phẩm văn chương
  • B. Văn bản nhật dụng
  • C. Văn bản nghị luận xã hội
  • D. Văn bản nghị luận văn học

Câu 15: Tác giả của tác phẩm “Biết người biết ta” là ai?

  • A. Nguyễn Tuân
  • B. Nam Cao
  • C. Tác giả dân gian
  • D. Nguyễn Du

Câu 16: Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người

  • A. thật thà trước hành động việc làm của mình.
  • B. thành công trong công việc và cuộc sống.
  • C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.
  • D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội

Câu 17: Ai là người đưa ra quan điểm: Cả bọn không làm gì nữa thử xem lão Miệng có sống được không?

  • A. Cô Mắt
  • B. Cậu Tay
  • C. Bác Tai
  • D. Cậu chân

 Câu 18: Truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Truyện có tính chất gây cười
  • B. Truyện kể về nguồn gốc dân tộc và những sự kiện lịch sử trong quá khứ
  • C. Truyện kể về sự tích các loại vật, đồ vật
  • D. Truyện kể về loài vật, đồ vật, cây cối, con người, nhằm đưa ra những bài học khuyên răn con người.

Câu 19: Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì?

Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu! (Nam Cao)

  • A. Tỏ ý bực tức
  • B. Tỏ ý thông cảm
  • C. Tỏ ý hài hước
  • D. Tỏ ý mỉa mai, chua chát.

Câu 20: Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng?

  • A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  •  
  • C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 21: Văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm trích từ đâu?

  • A. Tuyển tập ca dao Việt Nam
  • B. Bình giảng ca dao
  • C. Trong đầm gì đẹp bằng sen
  • D. Những bức thư đoạt giải cuộc thi UPU lần thứ 34

Câu 22: Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học gì?

  • A. Bài học về lòng trung thực
  • B. Bài học về tấm lòng nhân hậu
  • C. Bài học về sự dũng cảm
  • D. Bài học về tinh thần đoàn kết

Câu 23: Văn bản “Em bé thông minh-Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian” thuộc thể loại gì?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Thơ
  • C. Văn bản thông tin
  • D. Văn bản nghị luận

Câu 24: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

  • A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh
  • B. Nhân vật thông minh
  • C. Nhân vật chịu nhiều thiệt thòi
  • D. Nhân vật có nhiều phẩm chất tốt đẹp, bên ngoài xấu xí

Câu 25: Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen được chia thành mấy phần?

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 26: Đoạn văn cuối của văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen nêu nội dung gì?

  • A. Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
  • B. Vẻ đẹp của sen qua các câu thơ
  • C. Khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 27: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Thuyết minh
  • C. Nghị luận
  • D. Miêu tả

Câu 28: Theo Minh Khuê, hành động cao cả của cụ Bơ-mơn trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" đã chứng minh điều gì?

  • A. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự dũng cảm
  • B. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự trung thực
  • C. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự nhân hậu
  • D. Tình yêu thương bao giờ cũng đòi hỏi một sự hi sinh

Câu 29: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?

  • A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
  • B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
  • C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.
  • D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.

Câu 30: Câu sau có mấy từ Hán Việt:" Các vị bô lão vào yết kiến nhà vua"

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 0

Câu 31: Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào không phải của Vũ Bằng?

  • A. Một mình trong đêm tối
  • B. Tội ác và hối hận
  • C. Để cho chàng khỏi khổ
  • D. Lặng lẽ Sa Pa

Câu 32: Văn bản “Cốm Vòng” sử dụng ngôi kể nào?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Ngôi kể thay đổi linh họat

Câu 33: Tác phẩm “Mùa phơi trước sân” thuộc thể loại nào?

  • A. Trữ tình
  • B. Tản văn
  • C. Tự sự
  • D. Kịch

Câu 34: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Người hoa núi
  • B. Đàn then
  • C. Tháng Giêng - tháng Giêng một vòng dao quắm
  • D. Lời chúc

Câu 35: Chủ đề của bài thơ "Sang thu" là gì?

  • A. Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi thu sang
  • B. Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi xuân sang
  • C. Bức tranh thiên nhiên của buổi bình minh
  • D. Bức tranh lao động thời kì đất nước đổi mới

Câu 36: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?

  • A. Ngữ âm
  • B. Ngữ pháp
  • C. Từ vựng
  • D. Cả A và C

Câu 37: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

  • A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
  • B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
  • C. Để tô đậm tính cách nhân vật
  • D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 38: Đâu không phải là sáng tác của nhà văn Nguyễn Văn Học?

  • A. Những cô gái bất hạnh
  • B. Rơi xuống vực sâu
  • C. Đường dài của hạnh phúc
  • D. Những ngôi sao xa xôi

Câu 39: Giá trị nội dung của tác phẩm “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học”

  • A. Các cách, mẹo để nắm chắc nội dung bài học
  • B. Cách học bài hiệu quả
  • C. Các bài học như thế nào
  • D. Cách để ghi nhanh có thể

Câu 40: Trong văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn, một kĩ năng đọc sách khác mà đa số học sinh không nhận ra đó là gì?

  • A. Vừa đọc vừa vẽ tranh
  • B. Đọc phần tóm tắt cuối chương trước
  • C. Vừa đọc vừa chơi đàn
  • D. Cả ba đáp án trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác