Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Câu nào sau đây sử dụng phó từ?

  • A. Mẹ đã về
  • B. Bé giúp mẹ quét nhà
  • C. Tiếng xe chạy ngoài đường
  • D. Tiếng suối chảy róc rách

Câu 2: Tùy bút Vũ Bằng có đặc điểm như thế nào?

  • A. Giàu chất trữ tình
  • B. Giàu chất thơ
  • C. Hướng vào biểu hiện thế giới nội tâm phong phú
  • D. Tất cả đáp án 

Câu 3: Bài thơ “Con chim chiền chiện” thuộc thể loại thơ gì?

  •  A. Thơ bốn chữ
  • B. Thơ năm chữ
  • C. Thơ tự do
  • D. Song thất lục bát

Câu 4: Trong văn bản “Ông Một”, con voi trở nên như thế nào từ ngày rời căn cứ?

  • A. Hung dữ
  • B. Vui vẻ
  • C. Ủ rũ
  • D. Phấn khích

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Ông Một" là gì?

  • A. Biểu cảm
  • B. Tự sự
  • C. Miêu tả
  • D. Nghị luận

Câu 6: Hữu Thỉnh thường viết về đề tài gì?

  • A. Cuộc sống thành thị
  • B. Con người và cuộc sống nông thôn
  • C. Tình yêu đôi lứa
  • D. Thiếu nhi

Câu 7: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Điệp từ

Câu 8:  Giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Biết người, biết ta”?

  • A. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ
  • B. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi
  • C. Ngôn ngữ với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 9: Biểu hiện của sự kiên trì là

  • A. miệt mài làm việc.
  • B. thường xuyên làm việc.
  • C. quyết tâm làm đến cùng.
  • D. tự giác làm việc.

 Câu 10: Truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Truyện có tính chất gây cười
  • B. Truyện kể về nguồn gốc dân tộc và những sự kiện lịch sử trong quá khứ
  • C. Truyện kể về sự tích các loại vật, đồ vật
  • D. Truyện kể về loài vật, đồ vật, cây cối, con người, nhằm đưa ra những bài học khuyên răn con người.

 Câu 11: Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, con ếch sống trong một cái giếng nhỏ, chung quanh nó toàn là những con vật yếu đuối, điều này làm ếch có suy nghĩ thế nào?

  • A. Ếch tưởng trong thế giới này chỉ có những con vật nhỏ hơn nó.
  • B. Ếch cho rằng cái giếng là nơi sâu nhất.
  • C. Ếch tưởng bầu trời nhỏ bé bằng cái vung và nó là một vị chúa tể.
  • D. Ếch nghĩ nó không có bà con, họ hàng.

 Câu 12: Thầy bói trong truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” tại sao lại cãi nhau?

  • A. Tranh nhau xem bói
  • B. Va phải nhau nên cãi nhau
  • C. Mỗi thầy xem chỉ một bộ phận của voi, nhưng đã khẳng định ý kiến của mình đúng.
  • D. Không rõ lý do

Câu 13: Trong truyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”, người bạn thứ nhất đã làm gì khi thấy chú gấu nhảy ra vồ?

  • A. Một mình túm lấy cành cây và ẩn mình trong đám lá
  • B. Kéo người bạn còn lại nhảy lên cây
  • C. Giúp người bạn còn lại chạy thoát
  • D. Nhảy xuống sông

Câu 14: Văn bản Chó sói và chiên con trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten thuộc thể loại nào?

  • A. Tác phẩm văn chương
  • B. Văn bản nhật dụng
  • C. Văn bản nghị luận xã hội
  • D. Văn bản nghị luận văn học

Câu 15: Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

"Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc..."

(Vũ Tú Nam)

  • A.Nói lên sự ngập ngừng của người viết
  • B. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn
  • C. Tỏ ý còn nhiều màu sắc chưa được liệt kê hết
  • D. Nói lên sự bí từ của người viết

Câu 16: Phần thứ nhất trong tác phẩm “Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm” nói về cái gì?

  • A. Giới thiệu về tác giả
  • B. Giới thiệu về chú lính chì
  • C. Giới thiệu về cách mạng
  • D. Giới thiệu về người đọc

Câu 17: Giá trị nghệ thuật tác phẩm “Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm”?

  • A. Giọng điều tha thiết, nhẹ nhàng giàu cảm xúc
  • B. Biện pháp đối lập tương phản để nhấn mạnh, khẳng định vấn đề
  • C. Cách lập luận, chặt chẽ giàu tính thuyết phục
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 18: Theo tác giả Trần Thị An, qua nhân vật em bé, truyện cổ tích Em bé thông minh đã tập trung ca ngợi điều gì?

  • A. Tài khôn lỏi của trẻ em
  • B. Sức mạnh cơ bắp của nhân dân
  • C. Lòng nhân hậu của nhân dân
  • D. Trí thông minh của nhân dân

Câu 19: Yếu tố kì ảo có vai trò gì trong truyện em bé thông minh

  • A. Giúp truyện hấp dẫn hơn
  • B. Giải quyết khó khăn mà em bé không vượt qua được
  • C. Không tồn tại trong truyện
  • D. Giúp câu chuyện về em bé thông minh trở thành truyện cổ tích

Câu 20: Theo Hoàng Tiến Tựu, bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đạt đến mức độ nào trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí?

  • A. Bình thường
  • B. Trung bình
  • C. Xuất sắc
  • D. Hoàn mĩ hiếm có

Câu 21: Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh điều gì?

  • A. Lòng nhân hậu của con người Việt Nam
  • B. Lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam
  • C. Sức mạnh chiến đấu của con người Việt Nam
  • D. Trí tuệ mẫn tiệp của nhân dân Việt Nam

Câu 22: Theo Minh Khuê, từ bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng, Ô Hen-ri muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

  • A. Chiếc lá bình dị là một tác phẩm nghệ thuật
  • B. Một kiệt tác được kết tinh cao độ từ tình yêu thương con người
  • C. Niềm say mê sáng tạo đến quên mình của cụ họa sĩ Bơ-mơn
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 23: Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giôn-xi?

  • A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.
  • B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ
  • C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.
  • D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.

Câu 24: Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?

"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."

(Tố Hữu)

  • A. Bốn từ Hán Việt.
  • B. Năm từ Hán Việt.
  • C. Sáu từ Hán Việt.
  • D. Ba từ Hán Việt.

Câu 25: Từ “viên tịch” để chỉ cái chết của ai?

  • A. Nhà vua
  • B. Vị hoàng thượng
  • C. Người rất cao tuổi
  • D. Người có công với đất nước

Câu 26: Văn bản “Cốm Vòng” sử dụng ngôi kể nào?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Ngôi kể thay đổi linh họat

Câu 27: Câu văn “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước .... đồng quê nội cỏ An Nam.” nói đến vấn đề gì?

  • A. Kể về nguồn gốc của cốm Vòng.
  • B. Ca ngợi giá trị của cốm Vòng.
  • C. Miêu tả cách thức làm cốm Vòng.
  • D. Bàn về sự thưởng thức cốm Vòng.

Câu 28: Tác giả Nguyễn Ngọc Tư thường sáng tác về đề tài gì?

  • A. Kỷ niệm tuổi ấu thơ
  • B. Về quê hương, đất nước
  • C. Về những người nông dân bình dị, quê mùa
  • D. Về Cách mạng

Câu 29: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì?

  • A. Miêu tả
  • B. Biểu cảm
  • C. Nghị luận
  • D. Tự sự kết hợp với biểu cảm, miêu tả

Câu 30: Y Phương là nhà thơ dân tộc ít người nào?

  • A. Thái
  • B. Tày
  • C. Chăm
  • D. Khme

Câu 31: Theo tác giả, hạt dẻ Trùng Khánh nếu mang đi nơi khác trồng sẽ như thế nào?

  • A. Mùi vị hoàn toàn khác lạ
  • B. Màu sắc dại hơn
  • C. To nhỏ khác nhau
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 32: Đâu không phải là sáng tác của Đỗ Trọng Khơi?

  • A. Con chim thiêng vẫn bay
  • B. Với tay ngắt bóng
  • C. Sang thu
  • D. Cầm thu

Câu 33: Chủ đề của bài thơ Thu sang là gì?

  • A. Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi thu sang
  • B. Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi xuân sang
  • C. Bức tranh thiên nhiên của buổi bình minh
  • D. Bức tranh lao động thời kì đất nước đổi mới

Câu 34: Từ “mõi” ở ví dụ sau có nghĩa là gì?

“Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm”

  • A. Lấy cắp, lấy trộm
  • B. Mắc bẫy, mắc lừa
  • C. Mệt mỏi
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 35: Đâu không phải là sáng tác của nhà văn Nguyễn Văn Học?

  • A. Những cô gái bất hạnh
  • B. Rơi xuống vực sâu
  • C. Đường dài của hạnh phúc
  • D. Những ngôi sao xa xôi

Câu 36: Văn bản Bài học từ cây cau thuộc thể loại gì?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Hồi kí
  • C. Thơ
  • D. Truyện ngắn

Câu 37: Văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học do ai sáng tác?

  • A. A-đam Khu
  • B. Du Gia Huy
  • C. Nguyễn Văn Học
  • D. Nguyễn Trọng An

Câu 38: Ở mục 6 văn bản Chúng ta có thể học nhanh hơn, theo tác giả, nếu bạn chỉ đang đọc được 100 chữ/ phút, bạn phải ép mình đọc được bao nhiêu chữ một phút?

  • A. 500 – 600 chữ/ phút
  • B. 600 – 700 chữ/ phút
  • C. 700 – 800 chữ/phút
  • D. 300 – 400 chữ/phút

Câu 39: Đâu là thuật ngữ khoa học của môn Vật lí?

  • A. Vec-tơ
  • B. Hoán dụ
  • C. Cơ học
  • D. Lực đẩy

Câu 40: Trong văn bản Bài học từ cây cau, điều gì khiến nhân vật “tôi” tự hào?

  • A. Vì hai hàng cau mà ông trồng rất đẹp
  • B. Vì khu vườn của ông rất đẹp
  • C. Vì trong vườn có cây quý
  • D. Vì cả hai ngôi nhà với những hàng cau cùng thân cau các gia đình hàng xóm trở thành nơi neo giữ hồn quê

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác