Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phó từ là gì?

  • A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
  • B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ
  • C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ
  • D. Không xác định

Câu 2: Câu nào sau đây sử dụng phó từ?

  • A. Mẹ đã về
  • B. Bé giúp mẹ quét nhà
  • C. Tiếng xe chạy ngoài đường
  • D. Tiếng suối chảy róc rách

Câu 3: Đâu không phải sáng tác của Vũ Bằng?

  • A. Miếng ngon Hà Nội
  • B. Món lá miền Nam
  • C. Hoa dọc chiến hào
  • D. Thương nhớ Mười hai

Câu 4: Tác phẩm nào không phải sáng tác của Huy Cận trước cách mạng?

  • A. Lửa thiêng
  • B. Kính cầu tự
  • C. Vũ trụ ca
  • D. Trời mỗi ngày lại sáng

Câu 5: Bài thơ “Con chim chiền chiện” in trong tập thơ nào?

  • A. Hoa dọc chiến hào
  • B. Những bài thơ em yêu
  • C. Gửi hương cho gió
  • D. Lời ru trên mặt đất

Câu 6: Văn bản “Ông Một” thuộc thể loại gì?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Thơ bốn chữ
  • C. Truyện ngắn
  • D. Lục bát

Câu 7: Trong văn bản “Ông Một”, con voi trở nên như thế nào từ ngày rời căn cứ?

  • A. Hung dữ
  • B. Vui vẻ
  • C. Ủ rũ
  • D. Phấn khích

Câu 8: Hữu Thỉnh thường viết về đề tài gì?

  • A. Cuộc sống thành thị
  • B. Con người và cuộc sống nông thôn
  • C. Tình yêu đôi lứa
  • D. Thiếu nhi

Câu 9: Nhận xét nào đúng nhất về nội dung bài thơ Sang thu?

  • A. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời
  • B. Bài thơ là những cảm nhận tinh tế về sự biến chuyển của đất trời qua đó bộc lộ tình yêu tha thiết với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm
  • C. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung
  • D. Bài thơ thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước

Câu 10: Tác phẩm “Biết người, biết ta” có bố cục mấy phần?

  • A. 4 phần
  • B. 3 phần
  • C. 2 phần
  • D. 5 phần

Câu 11:  Giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Biết người, biết ta” là gì?

  • A. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ
  • B. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi
  • C. Ngôn ngữ với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 12: Truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Truyện có tính chất gây cười
  • B. Truyện kể về nguồn gốc dân tộc và những sự kiện lịch sử trong quá khứ
  • C. Truyện kể về sự tích các loại vật, đồ vật
  • D. Truyện kể về loài vật, đồ vật, cây cối, con người, nhằm đưa ra những bài học khuyên răn con người.

Câu 13: Cách ngụ ngôn của truyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" là gì?

  • A. Mượn truyện các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người.
  • B. Mượn truyện loài vật để nói chuyện con người.
  • C. Mượn truyện cây cối để nói chuyện con người.
  • D. Mượn truyện đồ vật để nói chuyện con người.

 Câu 14: Truyện Ếch ngồi đáy giếng khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Phải biết cố gắng học tập, không ngừng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân, không được chủ quan, kiêu ngạo.
  • B. Phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
  • C. Phải biết lượng sức mình, không nên làm những việc vô nghĩa.
  • D. Phải biết tránh xa những thói hư, tật xấu.

Câu 15: Trong các câu sau, trường hợp nào từ "hỗn hợp" được dùng như một thuật ngữ?

  • A. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển, ...là một hỗn hợp.
  • B. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.
  • C. Sau khi đợi 15 phút, ta đổ hỗn hợp bột, trứng, sữa vào khuôn và cho vào lò nướng.
  • D. A và C

Câu 16: Văn bản “Hai người bạn đồng hành và con gấu” được in trong tác phẩm nào?

  • A. Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten
  • B. Truyện ngụ ngôn Ê-dốp
  • C. Tổng hợp văn học dân gian người Việt
  • D. Gõ cửa nhà trời

Câu 17: Ngoài việc phê phán kẻ bỏ mặc bạn bè trong lúc hoạn nạn, truyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu” còn có ý nghĩa gì?

  • A. Phê phán những kẻ hay ăn lười làm
  • B. Phê phán những kẻ tham lam
  • C. Đề cao sự thông minh và mưu trí của con người
  • D. Phê phán những kẻ dốt nát mà huênh hoang

Câu 18: Văn bản Chó sói và chiên con trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten thuộc loại nào?

  • A. Tác phẩm văn chương
  • B. Văn bản nhật dụng
  • C. Văn bản nghị luận xã hội
  • D. Văn bản nghị luận văn học

Câu 20: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

  • A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
  • B. Nói lên sự bí từ của người viết
  • C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể hết của các thể điệu ca Huế.
  • D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn

Câu 21: Chú lính chì trong truyện cổ tích An-đéc-xen có gì đặc biệt?

  • A. Chú chỉ có một tay
  • B. Chú mặc áo màu vàng, khác hẳn với những chú còn lại
  • C. Chú không có mũ
  • D. Chú chỉ có một chân 

Câu 22: Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học gì?

  • A. Bài học về lòng trung thực
  • B. Bài học về tấm lòng nhân hậu
  • C. Bài học về sự dũng cảm
  • D. Bài học về tinh thần đoàn kết

Câu 23: Phương thức biểu đạt chính của văn Em bé thông minh-Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Nghị luận
  • D. Thuyết minh

Câu 24: Không chỉ ca ngợi trí tuệ người bình dân, truyện cổ tích Em bé thông minh còn thể hiện điều gì?

  • A. Ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có
  • B. Nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình
  • C. Khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian
  • D. Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo

Câu 25: Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ nhất “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đã khẳng định điều gì?

  • A. Sự khéo léo, tài tình
  • B. Hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí
  • C. Vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm
  • D. Miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen

Câu 26: Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh điều gì?

  • A. Lòng nhân hậu của con người Việt Nam
  • B. Lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam
  • C. Sức mạnh chiến đấu của con người Việt Nam
  • D. Trí tuệ mẫn tiệp của nhân dân Việt Nam

Câu 27: Theo Minh Khuê, sức hấp dẫn của truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" trước hết đến từ đâu?

  • A. Chi tiết Giôn-xi bị bệnh
  • B. Chi tiết Xu lo lắng cho Giôn-xi
  • C. Chi tiết chiếc lá cuối cùng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 28: Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.
  • B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.
  • C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.
  • D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.

Câu 29: Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

  • A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
  • B. Tác phẩm đó phải rất đẹp
  • C. Tác phẩm đó phải đồ sộ.
  • D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

Câu 30: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

  • A. Gia vị
  • B. Gia tăng
  • C. Gia sản
  • D. Tham gia

Câu 31: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?

  • A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.
  • B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.
  • C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.
  • D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.

Câu 32: Văn bản “Cốm Vòng” được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Thương nhớ Mười Hai
  • B. Miếng lạ miền Nam
  • C. Miếng ngon Hà Nội
  • D. Lọ Văn

Câu 32: Trong văn bản, thôn nào của làng Vòng là sản xuất được cốm quý?

  • A. Thôn Vòng Tiền và thôn Vòng Sở
  • B. Thôn Vòng Trung và thôn Vòng Hậu
  • C. Thôn Vòng Trung và thôn Vòng Tiền
  • D. Thôn Vòng Hậu và thôn Vòng Sở

Câu 33: Câu văn “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước .... đồng quê nội cỏ An Nam.” nói đến vấn đề gì?

  • A. Kể về nguồn gốc của cốm Vòng.
  • B. Ca ngợi giá trị của cốm Vòng.
  • C. Miêu tả cách thức làm cốm Vòng.
  • D. Bàn về sự thưởng thức cốm Vòng.

Câu 34: Tác phẩm "Mùa phơi trước sân" miêu tả, bày tỏ cảm xúc sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về

  • A. Ngôi làng đã gắn bó nhiều năm
  • B. Giàn phơi trước sân vào mùa phơi
  • C. Mùa gió chướng
  • D. Nỗi nhớ quê hương da diết

Câu 35: Văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" được chia thành mấy phần?

 

  • A. 2 phần
  • B. 3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 36: Theo tác giả, hạt dẻ Trùng Khánh có đặc điểm như thế nào?

  • A. Vỏ cứng, mỏng, có nhiều lồng măng
  • B. Vỏ mỏng, mềm, có nhiều lồng măng
  • C. Vỏ cứng, dày, có nhiều lồng măng
  • D. Vỏ mềm, dày, có nhiều lồng măng

Câu 37: Từ ngữ địa phương là:

  • A. Từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
  • B.Từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
  • C. Từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
  • D. Từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.

Câu 38: Trường hợp nào dưới đây có thể sử dụng từ ngữ địa phương để diễn tả?

  • A. Khi viết đơn xin phép nghỉ học gửi lên Ban giám hiệu.
  • B. Khi tham gia thi thuyết trình trên phạm vi toàn quốc.
  • C. Khi trao đổi, trò chuyện với người địa phương.
  • D. Khi làm những bài tập làm văn do cô giáo phân công.

Câu 39: Trong văn bản "Bài học từ cây cau", điều gì khiến nhân vật “tôi” tự hào?

  • A. Vì hai hàng cau mà ông trồng rất đẹp
  • B. Vì khu vườn của ông rất đẹp
  • C. Vì trong vườn có cây quý
  • D. Vì cả hai ngôi nhà với những hàng cau cùng thân cau các gia đình hàng xóm trở thành nơi neo giữ hồn quê

Câu 40: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Bài học từ cây cau” là gì?

  • A. Giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng
  • B. Tác giả thành công khi thể hiện cái “tôi” trữ tình
  • C. Hình ảnh gợi cảm, gợi tình
  • D. Tất cả các đáp án trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác