Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phó từ là gì?

  • A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
  • B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ
  • C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ
  • D. Không xác định

Câu 2: Đâu là phong cách sáng tác của Huy Cận?

  •  A. Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo
  • B. Hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý
  • C. Giọng thơ sôi nổi, đắm say yêu đời
  • D. Sau cách mạng, các sáng tác giàu tính thời sự

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong khổ thơ sau

“Chim ơi, chim nói

Chuyện chi, chuyện chi?

 Lòng vui bối rối

 Đời lên đến thì….”

  • A. So sánh
  • B. Liệt kê
  • C. Nói quá
  • D. Nhân hóa

 Câu 4: Văn bản “Ông Một” do ai sáng tác?

  • A. Đoàn Giỏi
  • B. Nguyễn Thành Trung
  • C. Vũ Hùng
  • D. Nguyễn Nhật Ánh

Câu 5: Bài thơ Sang thu được sáng tác trong giai đoạn nào?

  • A. 1930 – 1945
  • B. 1945 – 1954
  • C. 1954 – 1975
  • D. 1975 – 2000

Câu 6: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Điệp từ

Câu 7: Phương thức biểu đạt của tác phẩm “Biết người, biết ta”?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 8: Những hành vi nào sau đây thể hiện không tôn trọng người khác:

  • A. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện
  • B. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật.
  • C. Biết lắng nghe ý kiến của mọi người.
  • D. Tự nhận lỗi về mình

Câu 9: Chân, tay, tai, mắt, miệng là truyện ngụ ngôn:

  • A. Nhân hóa các bộ phận trên thân thể con người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
  • B. Ẩn dụ các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
  • C. Hoán dụ các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
  • D. So sánh các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng

Câu 10: Truyện Ếch ngồi đáy giếng phê phán điều gì?

  • A. Phê phán những kẻ ỷ quyền thế bắt nạt người khác.
  • B. Phê phán những người hiểu biết nông cạn mà thường tỏ ra huênh hoang, tự cho mình là nhất.
  • C. Phê phán những người thích khoa trương, cho mình là giàu có.
  • D. Phê phán những kẻ tham lam, độc ác, thích bòn rút của người khác.

Câu 11: Văn bản “Hai người bạn đồng hành và con gấu” được in trong tác phẩm nào?

  • A. Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten
  • B. Truyện ngụ ngôn Ê-dốp
  • C. Tổng hợp văn học dân gian người Việt
  • D. Gõ cửa nhà trời

Câu 12: Hai câu chuyện trong văn bản “Những tình huống hiểm nghèo” thuộc thể loại gì?

  • A. Cổ tích
  • B. Ngụ ngôn
  • C. Sử thi
  • D. Truyền thuyết

Câu 13: Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng?

  • A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  • B. Đánh dấu bộ phận chú giải trong câu.
  • C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 14: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau?

“Gấu đến gần di mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi,...”

  • A. Thể hiện sự tinh nghịch
  • B. Thể hiện mình nguy hiểm
  • C. Thể hiện sự lắng đọng cảm xúc
  • D. Thể hiện con mồi ngon

Câu 15: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm là gì?

  • A. Nghị luận
  • B. Thuyết minh
  • C. Tự sự
  • D. Miêu tả

Câu 16: Theo tác giả Trần Thị An, qua nhân vật em bé, truyện cổ tích Em bé thông minh đã tập trung ca ngợi điều gì?

  • A. Tài khôn lỏi của trẻ em
  • B. Sức mạnh cơ bắp của nhân dân
  • C. Lòng nhân hậu của nhân dân
  • D. Trí thông minh của nhân dân

Câu 17: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

  • A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh
  • B. Nhân vật thông minh
  • C. Nhân vật chịu nhiều thiệt thòi
  • D. Nhân vật có nhiều phẩm chất tốt đẹp, bên ngoài xấu xí

Câu 18: Phần 2 (từ “Trước hết” đến “thanh cao, trong sạch”) của văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen nêu nội dung gì?

  • A. Giới thiệu giá trị nội dung, nghệ thuật bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
  • B. Vẻ đẹp của sen qua các câu thơ
  • C. Khẳng định ý nghĩa của hình tượng sen
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 19: Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh điều gì?

  • A. Lòng nhân hậu của con người Việt Nam
  • B. Lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam
  • C. Sức mạnh chiến đấu của con người Việt Nam
  • D. Trí tuệ mẫn tiệp của nhân dân Việt Nam

Câu 20: Tác giả Minh Khuê đã khẳng định truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn như thế nào?

  • A. Là truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng
  • B. Nổi tiếng nhất của nhà văn Ô Hen-ri
  • C. Là truyện ngắn cảm động nhất
  • D. Là truyện ngắn bi thương nhất

Câu 21: Theo Minh Khuê, từ bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng, Ô Hen-ri muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

  • A. Chiếc lá bình dị là một tác phẩm nghệ thuật
  • B. Một kiệt tác được kết tinh cao độ từ tình yêu thương con người
  • C. Niềm say mê sáng tạo đến quên mình của cụ họa sĩ Bơ-mơn
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 22: Từ Hán Việt nào sau đây không phải từ ghép đẳng lập

  • A. Xã tắc
  • B. Đất nước
  • C. Sơn thủy
  • D. Giang sơn

Câu 23: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?

  • A. Thiên lí
  • B. Thiên kiến
  • C. Thiên hạ
  • D. Thiên thanh

Câu 24: Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào không phải của Vũ Bằng?

  • A. Một mình trong đêm tối
  • B. Tội ác và hối hận
  • C. Để cho chàng khỏi khổ
  • D. Lặng lẽ Sa Pa

Câu 25: Tác phẩm “Món ngon Hà Nội” nói về điều gì?

  • A. Giới thiệu những món ăn lạ của miền Nam cũng như cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với miền Nam thông qua các món ăn
  • B. Giới thiệu mười lăm món ăn đặc sản Hà Nội cũng như cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn
  • C. Tâm hồn tinh tế của nhà thơ Vũ Bằng
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 26: Tác phẩm “Mùa phơi trước sân” thuộc thể loại nào?

  • A. Trữ tình
  • B. Tản văn
  • C. Tự sự
  • D. Kịch

Câu 27: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Người hoa núi
  • B. Đàn then
  • C. Tháng Giêng - tháng Giêng một vòng dao quắm
  • D. Lời chúc

Câu 28: Bài thơ Thu sang thuộc thể thơ gì?

  • A. Thơ bốn chữ
  • B. Thơ năm chữ
  • C. Thơ lục bát
  • D. Thất ngôn bát cú

Câu 29: Giá trị nghệ thuật của bài thơ Thu sang là gì?

  • A. Thể thơ lục bát với ngôn từ thiết tha, nhẹ nhàng
  • B. Hình ảnh, âm thanh, màu sắc sinh động, đẹp đẽ
  • C. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 30: Thế nào là từ ngữ địa phương?

  • A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
  • B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
  • C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
  • D. Là từ ngữ được ít người biết đến

Câu 31: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?

  • A. Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương
  • B. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương cho phù hợp.
  • C. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương
  • D. Cả A, B, C là đúng.

Câu 32: Văn bản Bài học từ cây cau thuộc thể loại gì?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Hồi kí
  • C. Thơ
  • D. Truyện ngắn

Câu 33: Giá trị nội dung của tác phẩm “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học”

  • A. Các cách, mẹo để nắm chắc nội dung bài học
  • B. Cách học bài hiệu quả
  • C. Các bài học như thế nào
  • D. Cách để ghi nhanh có thể

Câu 34: Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Tôi tài giỏi, bạn cũng thế
  • B. Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh
  • C. Bí quyết tay trắng thành triệu phú
  • D. Nhà giả kim

Câu 35: Theo văn bản Phòng tránh đuối nước, vì sao không bơi khi quá nóng hoặc quá mệt?

  • A. Vì môi trường nước có thể làm thân nhiệt hạ xuống đột ngột hoặc khiến em mất sức nhiều hơn
  • B. Vì sẽ không có ai cứu khi gặp tình huống nguy hiểm
  • C. Vì rất hại cho dạ dày
  • D. Vì dễ bị sặc nước

Câu 36: Thuật ngữ là gì?

 

  • A. Là những từ biểu thị những khái niệm khoa học
  • B. Là những từ biểu thị những khái niệm khoa học, công nghệ, được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
  • C. Là những từ biểu thị khái niệm có trong cuộc sống, được sử dụng trong các văn bản khoa học công nghệ
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 37: Từ “đa dạng sinh học” là thuật ngữ dùng trong ngành khoa học nào?

  • A. Hóa học
  • B. Sinh học
  • C. Kinh tế học
  • D. Mĩ thuật

Câu 38: Trường hợp nào dưới đây có thể sử dụng từ ngữ địa phương để diễn tả?

  • A. Khi viết đơn xin phép nghỉ học gửi lên Ban giám hiệu.
  • B. Khi tham gia thi thuyết trình trên phạm vi toàn quốc.
  • C. Khi trao đổi, trò chuyện với người địa phương.
  • D. Khi làm những bài tập làm văn do cô giáo phân công.

Câu 39: Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ ba “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen có vị trí đặc biệt, vì sao?

  • A. Vì đó là câu chuyển
  • B. Vì đó là câu thực
  • C. Vì đó là câu tả
  • D. Vì đó là câu kết

 Câu 40: Năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" tượng trưng cho điều gì?

  • A. Sự thiếu hiểu biết của con người
  • B. Những góc khuất mà mỗi người không thể nhìn thấy
  • C. Sự phiến diện, chủ quan của con người
  • D. Cả 3 đáp án trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác