Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

 Câu 1: Đâu không phải sáng tác của Vũ Bằng?

  • A. Miếng ngon Hà Nội
  • B. Món lá miền Nam
  • C. Hoa dọc chiến hào
  • D. Thương nhớ Mười 

Câu 2: Vai trò của vần trong thơ?

  • A. Liên kết các dòng và câu thơ
  • B. Đánh dấu nhịp thơ
  • C. Tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ
  • D. Cả ba đáp án trên

 Câu 3: Đâu là phong cách sáng tác của Huy Cận?

  •  A. Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo
  • B. Hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý
  • C. Giọng thơ sôi nổi, đắm say yêu đời
  • D. Sau cách mạng, các sáng tác giàu tính thời sự

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong khổ thơ sau

“Chim ơi, chim nói

Chuyện chi, chuyện chi?

 Lòng vui bối rối

 Đời lên đến thì….”

  • A. So sánh
  • B. Liệt kê
  • C. Nói quá
  • D. Nhân hóa

Câu 5: Văn bản “Ông Một” được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Phía Tây Trường Sơn
  • B. Mùa săn trên núi
  • C. Người quản tượng và con voi chiến sĩ
  • D. Sống giữa bầy voi 

Câu 6: Văn bản “Ông Một” thuộc thể loại gì?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Thơ bốn chữ
  • C. Truyện ngắn
  • D. Lục bát

Câu 7: Bài thơ "Sang thu" được viết theo thể thơ nào?

  • A. Song thất lục bát
  • B. Lục bát
  • C. Ngũ ngôn
  • D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 8: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Sang thu" là gì?

  • A. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị
  • B. Hình ảnh sinh động, hấp dẫn
  • C. Cảnh tượng tự nhiên chân thực
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Tác phẩm “Biết người, biết ta” có bố cục mấy phần?

  • A. 4 phần
  • B. 3 phần
  • C. 2 phần
  • D. 5 phần

Câu 10: Phần thứ ba của tác phẩm “Biết người, biết ta” nói về cái gì?

  • A. Con châu chấu đá cỗ xe
  • B. Con sắt đập ông Hùng
  • C. Trăng và đèn
  • D. Tất cả các ý kiến trên

Câu 11: Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi:

  • A. Coi thường người khác.
  • B. Tôn trọng người khác.
  • C. Không tôn trọng người khác.
  • D. Sỉ nhục người khác.

 Câu 12: "Chân, tay, tai, mắt, miệng" là truyện ngụ ngôn

  • A. Nhân hóa các bộ phận trên thân thể con người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
  • B. Ẩn dụ các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
  • C. Hoán dụ các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng
  • D. So sánh các bộ phận trên cơ thể người để nói về vị trí quan trọng riêng của mỗi người trong cộng đồng

 Câu 13: Truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Truyện có tính chất gây cười
  • B. Truyện kể về nguồn gốc dân tộc và những sự kiện lịch sử trong quá khứ
  • C. Truyện kể về sự tích các loại vật, đồ vật
  • D. Truyện kể về loài vật, đồ vật, cây cối, con người, nhằm đưa ra những bài học khuyên răn con người.

 Câu 14: Truyện Ếch ngồi đáy giếng phê phán điều gì?

  • A. Phê phán những kẻ ỷ quyền thế bắt nạt người khác.
  • B. Phê phán những người hiểu biết nông cạn mà thường tỏ ra huênh hoang, tự cho mình là nhất.
  • C. Phê phán những người thích khoa trương, cho mình là giàu có.
  • D. Phê phán những kẻ tham lam, độc ác, thích bòn rút của người khác.

Câu 15: Văn bản “Những tình huống hiểm nghèo” nhắc đến những câu chuyện nào?

  • A. Ếch ngồi đáy giếng
  • B. Hai người bạn đồng hành và con gấu
  • C. Chó sói và chiên con
  • D. Cả B và C

Câu 16: Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn sau?

“Bác tai gật đầu lia lịa:

- Phải, phải… Bác sẽ đi với cháu!”

  • A. Thể hiện sự tôn trọng mọi người
  • B. Tỏ ý kính trọng
  • C. Làm giãn nhịp điệu cho câu văn
  • D. Thể hiện sự lắng đọng

Câu 17: Giá trị nghệ thuật tác phẩm “Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm”?

  • A. Giọng điều tha thiết, nhẹ nhàng giàu cảm xúc
  • B. Biện pháp đối lập tương phản để nhấn mạnh, khẳng định vấn đề
  • C. Cách lập luận, chặt chẽ giàu tính thuyết phục
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 18: Theo tác giả, điều gì giúp chú lính chì chiến thắng nỗi sợ hãi tên phù thủy gớm ghiếc trong chiếc hộp lò xo, đã vượt qua mọi hiểm nguy ở thế giới bên ngoài?

  • A. Cô chủ trợ giúp
  • B. Trái tim dũng cảm
  • C. Cô vũ công ba lê trợ giúp
  • D. Những chú lính chì khác giúp đỡ

 Câu 19: Văn bản “Em bé thông minh-Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian” thuộc thể loại gì?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Thơ
  • C. Văn bản thông tin
  • D. Văn bản nghị luận

 Câu 20: Câu văn nào trong văn bản Em bé thông minh-Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh?

  •  A. Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân
  • B. Thông quan thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo
  • C. Qua việc giải quyết những thử thách bất ngờ, những câu đố trí tuệ, nhân vật người thông minh thể hiện trí tuệ dân gian, qua đó phản ánh ước mơ của họ về một cuộc sống xứng đáng
  • D. Như vậy, qua nhân vật em bé, truyện cổ tích Em bé thôn minh đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân

Câu 21: Văn bản "Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen" được trích từ đâu?

  • A. Hoa dọc chiến hào
  • B. Tuyển tập ca dao Việt Nam
  • C. Bình giảng ca dao
  • D. Trong đầm gì đẹp bằng sen

Câu 22: Theo Hoàng Tiến Tựu, câu thơ thứ nhất “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đã khẳng định điều gì?

  • A. Sự khéo léo, tài tình
  • B. Hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí
  • C. Vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm
  • D. Miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen

Câu 23: Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì?

  • A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng.
  • B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ.
  • C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.
  • D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.

Câu 24: Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?

  • A. Tình thái từ
  • B. Trợ từ
  • C. Thán từ
  • D. Phó từ

Câu 25: Từ nào trong các câu dưới đây là từ Hán Việt?

       Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

        Non sông nghìn thuở vững âu vàng

  • A. Xã tắc
  • B. Ngựa đá
  • C. Âu vàng
  • D. cả A và C

Câu 26: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?

  • A. Thiên lí
  • B. Thiên kiến
  • C. Thiên hạ
  • D. Thiên thanh

Câu 27: Theo Vũ Bằng, sản phẩm gì của đất nước thương yêu mà biểu dương được tinh thần của những cuộc nhân duyên giữa trai gái?

  • A. Hồng và cau
  • B. Cau và cốm
  • C. Hồng và cốm
  • D. Hồng, cốm, cau

Câu 28: Văn bản "Cốm Vòng" viết về cốm từ những phương diện nào?

  • A. Cội nguồn của cốm
  • B. Giá trị của cốm
  • C. Sự thưởng thức cốm
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 29: Trong các tác phẩm sau đây, tác phẩm nào của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư?

  • A. Lặng lẽ Sa Pa
  • B. Bếp lửa
  • C. Biên sử nước
  • D. Đồng chí

Câu 30: Những giàn phơi trong tác phẩm "Mùa phơi trước sân" mang theo:

  • A. Kỉ niệm tuổi ấu thơ
  • B. Nỗi nhớ quê hương
  • C. Cái hồn quê, hương vị Tết
  • D. Hương vị quê

Câu 31: Văn bản "Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát" được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Người hoa núi
  • B. Đàn then
  • C. Tháng Giêng - tháng Giêng một vòng dao quắm
  • D. Lời chúc

Câu 32: Theo tác giả, hạt dẻ Trùng Khánh có đặc điểm như thế nào?

  • A. Vỏ cứng, mỏng, có nhiều lồng măng
  • B. Vỏ mỏng, mềm, có nhiều lồng măng
  • C. Vỏ cứng, dày, có nhiều lồng măng
  • D. Vỏ mềm, dày, có nhiều lồng măng

Câu 33: Chủ đề của bài thơ "Thu sang" là gì?

  • A. Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi thu sang
  • B. Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi xuân sang
  • C. Bức tranh thiên nhiên của buổi bình minh
  • D. Bức tranh lao động thời kì đất nước đổi mới

Câu 34: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

  • A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
  • B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
  • C. Để tô đậm tính cách nhân vật
  • D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 35: Trong bài thơ sau đây, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?

Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm một tý rau thơm
Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!
(Chế Lan Viên)

  • A. Từ ngữ địa phương
  • B. Biệt ngữ xã hội
  • C. Từ toàn dân
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 36: Trong văn bản "Bài học từ cây cau", ai là người đã gieo vào lòng bố nhân vật “tôi” và các chú, rồi lại gieo vào nhân vật “tôi” tình yêu quê nhà, yêu những ngõ cau mộc mạc, những sân phơi có bóng cau nghiêm trang?

  • A. Ông
  • B. Bà
  • C. Cụ
  • D. Mẹ

Câu 37: Bài học triết lí của ông khi nhìn lên cây cau là gì?

  • A. Niềm tin về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc
  • B. Bài học làm người ngay thẳng
  • C. Ước muốn một cuộc sống công bằng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 38: Giá trị nội dung của tác phẩm “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học”

  • A. Các cách, mẹo để nắm chắc nội dung bài học
  • B. Cách học bài hiệu quả
  • C. Các bài học như thế nào
  • D. Cách để ghi nhanh nhất có thể

Câu 39: Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn viết về điều gì?

  • A. Giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động viết giúp chúng ta có thể ghi chép hiệu quả hơn
  • B. Giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động đọc giúp chúng ta có thể đọc nhanh hơn
  • C. Giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động bơi giúp chúng ta có thể phòng tránh đuối nước
  • D. Giới thiệu những quy tắc, bài học trong cuộc sống

Câu 40: Dòng nào sau đây không phải là thuật ngữ khoa học?

  • A. Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít
  • B. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
  • C. Văn học Nga chỉ ngành văn học được viết bằng tiếng Nga hoặc do những người mang quốc tịch Nga viết.
  • D. Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, có trong sông, hồ, biển,…

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác