Soạn bài 7 Đọc kết nối Tục ngữ và sáng tác văn chương

Soạn bài 7: Đọc kết nối Tục ngữ và sáng tác văn chương - Sách ngữ văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu hỏi 1: Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?

Câu trả lời:

Nhân dân ta đã mượn hình ảnh nàng Bân may áo rét cho chồng để nói về cái rét. Đó là cái rét cuối cùng của mùa đông xảy ra vào tháng 3, khi mà thời tiết đột nhiên trở lạnh ngay giữa những ngày nắng liên tiếp.

Câu hỏi 2: Câu trả lời của tía nuôi nhân vật "tôi" ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gi thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn?

Câu trả lời:

Theo em, câu Chim trời cá nước, ai được nấy ăn được hiểu theo nghĩa là của cải thiên nhiên ban tặng không của riêng ai, sự chiếm hữu là không hạn chế.

Câu hỏi 3: Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản "Chim trời, cá nước..." - xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.

Câu trả lời:

- Tác dụng: tăng sự thuyết phục về một nhận thức của con người.

- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương:

  • “Bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước).
  • “Đừng xanh như lá bạc như vôi” (Mời trầu).
  • “Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm” (Làm lẽ).
  • ...

Câu hỏi 4: Đọc văn bản Nàng Bân, "Chim trời, cá nước..." - xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?

Câu trả lời:

Cần sử dụng đúng ngữ cảnh, đúng ý nghĩa về câu chuyện được nói đến trong văn bản.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương?

Câu hỏi 2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục đoạn trích Tục ngữ và sáng tác văn chương

Câu 3. Các câu tục ngữ có thường xuyên được sử dụng trong các tác phẩm văn chương không? Nếu có thì chúng thường được sử dụng trong những văn bản như thế nào?

Câu 4. Việc sử dụng tục ngữ trong các tác phẩm văn chương mang lại những hiệu quả gì? 

Câu 5. Lấy thêm ví dụ về các tác phẩm thơ, văn xuôi có sử dụng các câu tục ngữ.

Câu hỏi 6: Hãy tóm tắt tác phẩm Nàng Bân.

Câu hỏi 7: Nghĩa của câu tục ngữ “Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân” là gì?

Câu hỏi 8: Nội dung chính của văn bản “Chim trời cá nước…” – xưa và nay” là gì?

Câu hỏi 9: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của tác phẩm “Chim trời cá nước…” – xưa và nay”?

Câu hỏi 10: Em hãy viết một đoạn văn trong đó có sử dụng một câu tục ngữ, hoặc thành ngữ, ca dao liên quan đến một tác phẩm văn học.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo, giải sách lớp 7 chân trời sáng tạo, soạn văn 7 bài 7 chân trời sáng tạo, soạn văn 7 bài Đọc kết nối Tục ngữ và sáng tác văn chương

Bình luận

Giải bài tập những môn khác