Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 7: Đọc kết nối Tục ngữ và sáng tác văn chương

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 7: Đọc kết nối Tục ngữ và sáng tác văn chương. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

Văn bản “Nàng Bân”

- Tác giả: sáng tác dân gian.

- Tác phẩm: In trong Kho tàng cổ tích Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh, NXB Văn hóa Thông tin, 2006.

- Bố cục: 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “ba tháng ròng mới trọn cổ tay”: Kể về việc nàng Bân may áo cho chồng.

+ Phần 2: Còn lại: Sự tích rét nàng Bân.  

Văn bản ““Chim trời cá nước…” – xưa và nay”

Tác giả:

- Tên: Đoàn Giỏi (1925 – 1989)

- Quê quán: Tiền Giang

- Phong cách nghệ thuật: Viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ.

- Tác phẩm chỉnh: Đất rừng phương Nam (1957), Cá bống mú (1956), Đường về gia hương (1948),…

Tác phẩm

- Trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” (1957).

- Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu đến “còn vung râu cựa quậy”: Hình ảnh bầy chim.

+ Phần 2: Còn lại: Cuộc đối thoại của Cò và An.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

Văn bản “Nàng Bân”

Việc Nàng Bân may áo

- Nàng Bân là con gái Ngọc Hoàng

- Tính tính chậm chạp, có phần vụng về

- Gia đình cho nàng Bân lấy chồng để biết thêm công việc gia đình

-  Chồng nàng là người nhà trời, rất yêu thương nàng và nàng cũng vậy.

- Nàng may cho chồng một cái áo khi trời bắt đầu rét

- Vì vụng về, nên nàng may từ đông sang xuân mới chỉ được cái tay áo.

Sự tích ra đời của câu tục ngữ.

- Người đời chê cười sự vụng về của nàng Bân nên câu tục ngữ ra đời:

Nàng Bân may áo cho chồng

May ba tháng ròng, mới trọn cổ tay

- Tuy vậy nàng không nản chỉ.

- Nàng may hết tháng Giêng, rồi qua tháng hai mới xong:

+ Khi may xong thì trời bắt đầu rét

+ Ngọc Hoàng thương nên cho ết vào hôm để chồng nàng thử áo

+ Từ đó rét nàng Bân được xuất hiện cho đến ngày nay.

=> Rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc Việt Nam. Đây là đợt rét đậm, kéo dài vài ngày và thường kèm theo mưa phùn hoặc mưa nhỏ. Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện Nàng Bân, gắn liền với những tình cảm ấm áp của vợ chồng, của cha dành cho con gái. 

Văn bản ““Chim trời cá nước…” – xưa và nay”

Câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn”

- Chim đậu trắng xóa, cây vẹt, cây chà là, cây vẹt rụng trụi lá.

- Tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc rỗ đồng tiền.

- Nhiều con chim lạ, to như con ngỗng đậu quằn nhánh cây

- Con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước

- Chim trời cá nước diễn tả mọi thứ là của thiên nhiên

+ Các loài vật sống tự do, không có tác động bởi con người.

+ Môi trường sinh thái tự nhiên, thức ăn là động vật sống ở đó. 

- Theo lời của tía nuôi nhân vật tôi trong VB, câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn” không còn đúng với xã hội họ đang sống è Câu tục ngữ có thể phù hợp trong hoàn cảnh này, nhưng không phù hợp trong hoàn cảnh khác. Trong bối cảnh hiện nay, câu tục ngữ trên càng không phù hợp khi việc săn bắt các loài động vật quý hiếm bị cấm để bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản

- Câu tục ngữ được sử dụng trong VB được sử dụng đúng lúc, góp phần làm tăng độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu nói của nhân vật tôi đồng thời cũng làm cho tác phẩm giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm và đậm đà tính dân tộc. Và việc tác giả để cho nhân vật tía nuôi giảng giải về bối cảnh mới (đã khác xưa) đã giúp đọc giả nhận thức đúng đắn hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cách dùng câu tục ngữ này.

- Tác phẩm văn chương có sử dụng các câu tục ngữ: Bảy nổi ba chìm, Phải duyên phải kiếp,…

III. TỔNG KẾT

Văn bản “Nàng Bân”

Nội dung

- Truyện kể về sự tích ra đời của câu tục ngữ về nàng Bân. Qua đó thể hiện tình cảm vợ chồng, cha con sâu sắc

Nghệ thuật

- Ngôn ngữ đậm chất dân gian

- Hình ảnh sinh động, ấn tượng.

Văn bản ““Chim trời cá nước…” – xưa và nay”

Nội dung

- Truyện kể về hành trình khám phá khu rừng U Minh của Cò và An. Qua đó nhấn mạnh vào ý nghĩa của câu tục ngữ “Chim trời cá nước, ai được nấy ăn

Nghệ thuật

- Cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn

- Miêu tả chi tiết tính cách nhân vật qua lời nói và hành động

- Nghệ thuật tả cảnh giàu tính hình tượng

- Ngôn ngữ nhân vật giản dị, gần gũi và đậm chất miền Tây Nam Bộ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CTST bài 7 Đọc kết nối Tục ngữ và sáng tác văn chương, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 7: Đọc kết nối Tục ngữ và sáng tác văn chương, Ôn tập văn 7 chân trời bài Đọc kết nối Tục ngữ và sáng tác văn chương

Bình luận

Giải bài tập những môn khác