"Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ". Em có đồng ý với quan điểm này của tác giả không? Vì sao?
Câu 5. "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ". Em có đồng ý với quan điểm này của tác giả không? Vì sao?
Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Đọc sách cốt đọc kỹ, không cần đọc nhiều mà lướt qua, quan trọng là đọc cho kỹ". Trên thực tế, việc đọc sách mà chỉ đọc lướt qua nhằm lấy số lượng cũng giống như việc để trang trí cho vẻ học thức bên ngoài mà thôi, thực chất người đó chẳng thu nhập được kiến thức gì mấy. Mục đích chân chính của việc đọc chính là để trang bị kiến thức, thanh lọc tâm hồn và gặp được nhiều ý tưởng lớn giao hòa trong chính tâm hồn của mình. Việc đọc kỹ, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, chắt lọc thì người đọc sẽ dần hình thành nên nếp đọc chủ động, vừa đọc vừa biết thu nhặt, tích cóp và biến đổi cho mình những kiến thức từ trong sách vào trong đầu. Cách đọc như vậy không những kỹ, nhớ lâu mà còn rèn cho ta lối suy nghĩ chủ động, chủ động trong việc đọc, chủ động trong việc chắt lọc kiến thức. Vì vậy, ta không những phải đọc kỹ mà còn đọc liên tục, đọc hàng ngày để có thể biến việc đọc thành thói quen thực sự trong cuộc sống của mình. Nếu đọc chỉ để lấy số lượng thì việc đọc hoàn toàn là vô nghĩa, chẳng đem được lợi ích gì cho chúng ta, Vì việc đọc sách cần được tiến hành hàng ngày bằng phương pháp đọc kỹ, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ và chắt lọc.
Xem toàn bộ: Soạn bài 6 Đọc Bàn về đọc sách
Bình luận