Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phương thức biểu đạt của tác phẩm "Dòng sông đen" là gì?

  • A. Tự sự 
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. A và B đúng

Câu 2: Văn bản "Dòng sông đen" được trích từ tác phẩm:

  • A. Thiên mã
  • B. Bà lão I-dec-ghin
  • C. Hai cây phong
  • D. Hai vạn dặm dưới biển

Câu 3: Văn bản "Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)" gồm mấy phần?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 6

Câu 4: Nội dung phần 2 của văn bản "Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)" là:

  • A. dòng sông nâu, con thác và những đường ống khổng lồ

  • B. cỏ và cây hoa mao lương vàng
  • C.  người tí hon
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Văn bản "Trái tim Đan - kô" thuộc thể loại gì? 

  • A. Truyện ngắn
  • B. Miêu tả
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Câu 6:  Giá trị nội dung của trái tim Đan - kô là:

  • A. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người.
  • B. Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.
  • C. Cả 2 đúng
  • D. Cả 2 sai

Câu 7: Văn bản "Tự học - một thú vui bổ ích" thuộc thể loại gì?

  • A. Văn bản nghị luận
  • B. Văn bản thông tin
  • C. Thơ
  • D. Tiểu thuyết

Câu 8: Thế nào là tự học?

  • A. Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình.
  • B. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng.
  • C. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Trong văn bản "Bàn về đọc sách", câu văn nào thể hiện rõ nội dung: khuyên người đọc sách phải chọn cho tinh?

  • A. Đọc ít mà đọc kĩ, sẽ tập tành được nếp suy nghĩ sâu xa
  • B. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng thời gian đem sức  lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị
  • C. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng lấy 10 quyển mà đọc 10 lần
  • D. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít  không phải là xấu hổ

Câu 10: Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách?

  • A. Nên lựa chọn sách mà đọc
  • B. Đọc sách phải kĩ
  • C. Cần có phương pháp
  • D. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của

Câu 11: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?

  • A. Tôi đi học.
  • B. Tức nước vỡ bờ.
  • C. Trong lòng mẹ.
  • D. Lão Hạc.

Câu 12: Câu văn "Tôi bặm tay ghi thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?

  • A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.
  • B. Cậu bé chưa tập trung vào việc.
  • C. Cậu bé quá hồi hộp.
  • D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.

Câu 13: Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì?

  • A. Sự âu yếm của mẹ hiền.
  • B. Sự săn sóc của mẹ hiền.
  • C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.
  • D. Tình thương con bao la của mẹ hiền.

Câu 14: Câu tục ngữ: "Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt" diễn tả điều gì?

  • A. Tháng bảy kiến bò, là có nắng to.
  • B. Tháng bảy có kiến bò thì hết lo lũ lụt.
  • C. Người dân lo sợ mưa to lũ lụt.
  • D. Tháng bảy (ở miền Bắc) hễ nhìn thấy kiến bò hàng đàn lên tường là dự báo sắp có mưa to, lũ lớn xảy ra.

Câu 15: Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào ?

  • A. Nghĩa đen
  • B. Nghĩa bóng
  • C. Hiểu theo ngữ cảnh
  • D. A và B 

Câu 16: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ?

  • A. Khoai đất lạ, mạ đất quen
  • B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
  • C. Một nắng hai sương
  • D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân

Câu 17: Dòng nào không phải là đặc điểm về hình thức của câu tục ngữ?

  • A. Ngắn gọn.
  • B. Thường có vần, nhất là vần chân
  • C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung
  • D. Lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh.

Câu 18: Câu tục ngữ nào sau đây sử dụng trong bài "Mời "

  • A. Chồng nào vợ nấy.
  • B. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
  • C. Đừng xanh như lá bạc như vôi
  • D. “Bảy nổi ba chìm với nước non”

Câu 19: Phương pháp biểu đạt của chuyện nàng Bân là?

  • A. Nghị luận
  • B. Biểu cảm
  • C. Miêu cảm
  • D. Tự sự

Câu 20: Những câu tục ngữ trái nghĩa là những câu có ý nghĩa như thế nào với nhau ?

  • A. Hoàn toàn trái ngược nhau
  • B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
  • C. Hoàn toàn giống nhau
  • D. Mâu thuẫn với nhau

Câu 21: Câu nào trái nghĩa với câu tục ngữ “Rét tháng ba bà già chết cóng” ?

  • A. Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
  • B. Bao giờ cho đến tháng ba/ Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn.
  • C  Mưa tháng ba hoa đất/ Mưa tháng tư hư đất.
  • D. Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.

Câu 22: Văn bản "Trò chơi cướp cờ" mang lại giá trị gì?

  • A. Cung cấp thông tin
  • B. Giới thiệu trò chơi
  • C. Nêu cao tầm giá trị của trò chơi
  • D. Giới thiệu về cách chơi cướp cờ

Câu 23: Loại từ được sử dụng trong văn bản "Trò chơi cướp cờ"?

  • A. Động từ
  • B. Tính từ
  • C. Danh từ
  • D. Trahng từ

Câu 24: Thể loại của văn bản "Cách gọt củ hoa thủy tiên" là:

  • A. Văn bản thông tin
  • B. Miêu tả
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Câu 25: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản "Cách gọt củ hoa thủy tiên" là gì?

  • A.Ngôn từ giản dị, gần gũi
  • B. Lối viết hấp dẫn, thú vị
  • C.  Cách triển khai lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, mạch lạc.

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 26: "Hương khúc" là của tác giả nào?

  • A. Hồ Xuân Hương
  • B. Xuân Diệu
  • C. Nguyễn Quang Thiều
  • D. Nam Cao

Câu 27: Phương thức biểu đạt của tác phẩm "Hương khúc" là:

  • A. Tự sự 
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 28: Nhân vật “tôi” trong văn bản "Hương khúc" bắt đầu hồi tưởng về mùa rau khúc nở vào thời điểm nào?

  • A. Thời điểm rau khúc nở
  • B. Thời điểm bà hái rau khúc: “buổi sáng sớm”
  • C. Vào lúc thu hoạch rau khúc
  • D. Vào mùa thu hoạch rau khúc

Câu 29: Tác phẩm "Phía sau những hạt cát" của Đinh Nam Khương thuộc thể loại nào?

  • A. Thơ
  • B. Tiểu thuyết
  • C. Truyện ngắn
  • D. Truyện đồng thoại

Câu 30: Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con

(Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương)

  • A. Ý nghĩa lời ru của mẹ
  • B. Lòng biết ơn của người con đối với mẹ
  • C. Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường
  • D. Sự hiếu thảo của người con

Câu 31: Trong văn bản "Về thăm mẹ", thời gian người con về thăm mẹ là khi nào?

  • A. Buổi sáng mùa hè
  • B. Buổi tối mùa thu
  • C. Ngày giáp tết
  • D. Buổi chiều mùa đông

Câu 32: Các hình ảnh “bếp lửa”, “áo tơi”, “nón mê” trong văn bản "Về thăm mẹ" ẩn dụ cho điều gì?

  • A. Sự hiền dịu của người mẹ
  • B. Sự lam lũ, vất vả của mẹ
  • C. Sự lãng mạn của cuộc sống

  • D. Sự no ấm của gia đình

Câu 33: Trong văn bản Về thăm mẹ, hình ảnh nào không được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai (từ câu 5 đến câu 8)?

  • A. Yếm đào
  • B. Chum tương 
  • C. Nón mê
  • D. Áo tơi

Câu 34: Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối?

  • A. Cái này, điều ấy, việc đó, hắn, họ, nó...
  • B. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để...
  • C. Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên...
  • D. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại...

Câu 35: Giá trị nội dung của tác phẩm "Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi" là: 

  • A. Tình cảm của con mèo
  • B. Tình cảm của tác giả
  • C. Tình cảm của tác giả và chú mèo thắm thiết
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 36: Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh miêu tả "con mèo nằm ngủ trên ngực tôi" trong khổ thơ thứ hai?

  • A. Đôi mắt biếc trong veo
  • B. Hàm răng dài nhọn nhoắt
  • C. Móng vuốt của đêm hen.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 37: Tác giả của Trái tim Đan - kô là ai?

  • A. Bunin
  • B. Puskin
  • C. Paulo Coelho
  • D. Morrison

Câu 38: Nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu làm gì để không bị trái tim đánh bất ngờ?

  • A. Để không bị trái tim đánh bất ngờ, nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu cần hiểu rõ trái tim mình
  • B. không xảy ra điều già bất trắc, bởi cậu biết rõ nó mơ ước gì và biết phải ứng xử như thế nào.
  • C. Cậu nên lắng nghe trái tim mình nói.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 39: Trong bài thơ "Mẹ", hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi ả?

  • A. Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
  • B. Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
  • C. Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
  • D. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Câu 40: Nhịp thơ của bài thơ "Mẹ" là: 

  • A. 2/1/3
  • B. 2/2
  • C. 3/2/1
  • D. 2/2/2

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác