Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Văn bản "Tự học - một thú vui bổ ích" do ai sáng tác?

  • A. Nguyễn Vĩnh Nguyên
  • B. Phạm Thùy Dung
  • C. Hà Thủy Nguyên
  • D. Nguyễn Hiến Lê

Câu 2: Văn bản "Tự học - một thú vui bổ ích" thuộc thể loại gì?

  • A. Văn bản nghị luận
  • B. Văn bản thông tin
  • C. Thơ
  • D. Tiểu thuyết

Câu 3: Văn bản "Bàn về đọc sách" sử dụng phương thức biểu đạt chính là:

  •    A. Tự sự
  •    B. Miêu tả
  •    C. Nghị luận
  •    D. Biểu cảm

Câu 4: Sự thuyết phục của văn bản "Bàn về đọc sách" nằm ở yếu tố nào?

  •    A. Lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động
  •    B. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh
  •    C. Sử dụng so sánh và nhân hóa
  •    D. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ

Câu 5: Theo tac giả, tại sao không thể coi đọc nhiều là vinh dự?

  •    A. Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị
  •    B. Đọc nhiều nhưng không đọc kĩ
  •    C. Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa
  •    D. Vì cả 3 lí do trên

Câu 6: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

  • A. Bút kí
  • B. Truyện ngắn trữ tình
  • C. Tiểu thuyết
  • D. Tuỳ bút

Câu 7: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?

  • A. Ngoại hình
  • B. Tính cách
  • C. Tâm trạng
  • D. Hành động

Câu 8: Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?

"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi...Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp".

  • A. Rất vui vẻ.
  • B. Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.
  • C. Rất hiền hậu.
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 9: Em hiểu thế nào là tục ngữ ?

  • A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
  • B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
  • C. Là một thể loại văn học dân gian
  • D. Cả ba ý trên.

Câu 10: Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa khuyên người dân lao động dự đoán được thời tiết, để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa..

  • A. Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.
  • B. Tấc đất tấc vàng.
  • C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
  • D. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Câu 11: Câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” thuộc thể loại văn học dân gian nào?
  • A. Thành ngữ.
  • B. Tục ngữ
  • C. Ca dao
  • D. Vè

Câu 12: Đâu là tác phẩm không sử dụng tục ngữ trong tác phẩm?

  • A. Bánh trôi nước
  • B. Vội vàng
  • C. Mời trầu
  • D. Làm lẽ

Câu 13: Tác phẩm "Chim trời, cá nước - Xưa và nay" của tác giả nào?

  • A. Hồ Xuân Hương
  • B. Xuân Diệu
  • C. Đoàn Giỏi
  • D. Nam Cao

Câu 14: Lối miêu tả trong sáng tác của Đoàn Giỏi có gì đặc biệt?

  • A. Vừa lãng mạn vừa mơ mộng
  • B. Vừa hiện thực vừa huyền ảo
  • C. Vừa hiện thực vừa trữ tình
  • D. Vừa lãng mạn vừa huyền ảo

Câu 15: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?

  • A. Là bài học dân gian về khí tượng, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cho họ chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng xuất lao động
  • B. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tượng lai của mình.
  • C. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung sướng hơn.
  • D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 16: Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu

“Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi ?

  • A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
  • B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
  • C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
  • D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

Câu 17: Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” ?

  • A. Phê phán hiện tượng lãng phí đất
  • B. Đề cao giá trị của đất ở một vùng đất được ưu đãi về thời tiết, địa hình nên dễ trồng trọt, làm ăn.
  • C. Cổ vũ mọi người khai thác các nguồn lợi từ đất một cách bừa bãi
  • D. Kêu gọi mọi người hãy tiết kiệm và bảo vệ đất.

Câu 18: Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ?

  • A. Hoàn toàn trái ngược nhau
  • B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
  • C. Hoàn toàn giống nhau
  • D. Gần nghĩa với nhau

Câu 19: Văn bản trò chơi cướp cờ của tác giả nào?

  • A. Hồ Xuân Hương
  • B. Xuân Diệu
  • C. Nguyễn Thị Thanh Thùy
  • D. Nam Cao

Câu 20: Văn bản 'Trò chơi cướp cờ" nhằm mục đích:

  • A. Cung cấp thông tin
  • B. Giới thiệu trò chơi
  • C. Nêu cao tầm giá trị của trò chơi
  • D. Giới thiệu về cách chơi cướp cờ

Câu 21: Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào?

  • A. theo trật tự thời gian
  • B theo trật tự mùa
  • C. theo trật tự con người
  • D. theo trật tự sắp xếp

Câu 22: Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản là gì?

  • A. Ngôn ngữ
  • B. Hình ảnh minh họa
  • C. Dấu câu
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23: Đặc điểm hình thức của văn bản "Cách gọt củ hoa thủy tiên" là:

  • A. Sử dụng các con số để đánh dấu trình tự thực hiện và một số từ ngữ chỉ thời gian
  • B. Sử dụng một số thuật ngữ liên quan đến chăm sóc hoa, cây cảnh
  • C. Sử dụng hệ thống đề mục để tóm tắt những thông tin chính của văn bản
  • D. Cả 3 đáp án trên
Câu 24: Tác giả của bài "Hương khúc" là:
  • A. Hồ Xuân Hương
  • B. Xuân Diệu
  • C. Nguyễn Quang Thiều
  • D. Nam Cao

Câu 25: Phép lặp có nét tương đồng với biện pháp tu từ nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Điệp ngữ
  • D. Liệt kê

Câu 26: Phương thức biểu đạt của đoạn trích "Dòng sông Đen" là gì?

  • A. Tự sự 
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. A và B

Câu 27: Hành trình thám hiểm gồm mấy hải lưu lớn?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 28: Trong tác phẩm "Dòng sông Đen", hải lưu thứ tư ở đâu?

  • A. Bắc Đại Tây Dương
  • B. phía Nam Đại Dương
  • C. phía Bắc Thái Bình Dương
  • D. Nam Thái Bình Dương

Câu 29: Văn bản "Xưởng Sô-cô-la" thuộc thể loại gì?

  • A. Hồi kí
  • B. Ngụ ngôn
  • C. Truyện thơ Nôm
  • D. Truyện khoa học viễn tưởng

Câu 30: Trong văn bản "Xưởng Sô-cô-la", các hàng cây, bụi cây nhỏ trong nhà máy có điều gì đặc biệt?

  • A. Chúng được làm bằng vàng
  • B. Chúng đều ăn được
  • C. Chúng to lớn một cách kì lạ
  • D. Chúng biết nói

Câu 31: Bài thơ "Đợi mẹ" do ai sáng tác?

  • A. Nguyễn Đình Thi
  • B. Vũ Đình Liên
  • C. Vũ Quần Phương
  • D. Xuân Quỳnh

Câu 32: Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?

  • A. Nhớ nhung
  • B. Yêu thương
  • C. Thấp thỏm, chờ đợi ngóng trông mẹ về
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 33: Bài thơ "Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi" được in trong tập thơ nào?

  • A. Hoa dọc chiến hào
  • B Nhật kí trong tù
  • C. Đầu súng trăng treo
  • D. Thơ Anh Ngọc - Thơ với tuổi thơ

Câu 34: Từ ngữ nào không dùng để miêu tả “con mèo nằm ngủ trên ngực tôi” trong khổ thơ sau?

“Khép lại rồi đôi mắt biếc trong veo

Khép lại rồi hàm răng dài nhọn hoắt

Nỗi kinh hoàng của bầy chuột nhắt

Khép lại rồi móng vuốt của đêm đen”

  • A. chuột nhắt
  • B. nỗi kinh hoàng
  • C. trong veo
  • D. móng vuốt

Câu 35: Trong bài thơ "Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi", nhân vật "tôi" đã có những cảm nhận thế nào khi để cho một chú mèo ngủ yên trên ngực mình?

  • A. "trái tim tôi hòa nhịp trái tim mèo"
  • B. "lâng lâng như hạnh phúc", "nghe trái tim mình hát"
  • C. Ta thấy được nhân vật "tôi" dành rất nhiều tình cảm yêu thương dành cho chú mèo của mình.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 36: Văn bản "Lời của trái tim" được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Câu 37: Trong văn bản "Lời của trái tim", nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu làm gì để không bị trái tim đánh bất ngờ?

  • A. Để không bị trái tim đánh bất ngờ, nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu cần hiểu rõ trái tim mình
  • B. không xảy ra điều già bất trắc, bởi cậu biết rõ nó mơ ước gì và biết phải ứng xử như thế nào.
  • C. Cậu nên lắng nghe trái tim mình nói.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 38:  Bài thơ "Mẹ" được làm theo thể thơ nào?

  • A. Lục bát
  • B. Năm chữ
  • C. Bảy chữ
  • D. Tự do

Câu 39: Câu thơ sau có nội dung gì?

"Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa"

  • A. Mẹ bị ốm, phải nằm trên giường
  • B. Mẹ bị ốm, việc nhà vắng bóng mẹ
  • C. Mẹ không làm ruộng, cuốc cày nữa
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 40: Câu thơ "Mẹ là đất nước, tháng ngày của con" thể hiện điều gì?

  • A. Bạn nhỏ rất được mẹ quan tâm
  • B. Mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với bạn nhỏ
  • C. Bạn nhỏ mong mẹ mau chóng khỏe lại
  • D. Bạn nhỏ là tất cả những gì mẹ có, mẹ quan tâm

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác