Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Văn bản "Tự học - một thú vui bổ ích" do ai sáng tác?

  • A. Nguyễn Vĩnh Nguyên
  • B. Phạm Thùy Dung
  • C. Hà Thủy Nguyên
  • D. Nguyễn Hiến Lê

Câu 2: Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn "Tự học - một thú vui bổ ích" nhằm mục đích gì?

  • A. Giới thiệu cách đọc sách nhanh hơn
  • B. Giới thiệu cách chị chép hiệu quả hơn
  • C. Thuyết phục người đọc, người nghe về những lợi ích của việc tự học
  • D. Giúp người đọc nhận ra được tầm quan trọng của tự học

Câu 3: Văn bản "Bàn về đọc sách" không đề cập tới nội dung gì?

  •    A. Ý nghĩa của việc đọc sách
  •    B. Các loại sách cần đọc
  •    C. Phương pháp đọc sách có hiệu quả
  •    D. Những thư viện nôi tiếng trên thế giới

Câu 4: Loại sách thường thức cần cho ai?

  •    A. Những người ít học
  •    B. Các học giả chuyên sâu
  •    C. Chỉ cần cho nhưng người yêu quý sách
  •    D. Cần cho mọi công dân của thế giới hiện tại

Câu 5: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?

  • A. Người mẹ
  • B. Người thầy giáo
  • C. Ông đốc
  • D. Nhân vật “tôi”

Câu 6: Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi” trong văn bản "Tôi đi học"?

  • A. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
  • B. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.
  • C. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.
  • D. “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”.

Câu 7: Câu văn sau sử dụng phép liên kết gì?

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào còn là con người.

  • A. Phép lặp từ ngữ
  • B. Phép trái nghĩa
  • C. Phép đông nghĩa
  • D. Phép thế

Câu 8: Văn bản "Đừng từ bỏ cố gắng" thuộc thể loại gì?

  • A. Thơ
  • B. Tiểu thuyết
  • C. Văn bản thông tin
  • D. Văn bản nghị luận

Câu 9: Theo tác giả văn bản "Đừng từ bỏ cố gắng", muốn thành công thì trước hết phải làm gì?

  • A. Học cách chấp nhận, đối mặt vượt qua thất bại của chính mình
  • B. Có thái độ nhiệt tình
  • C. Đặt mục tiêu rõ ràng và thực hiện mục tiêu đó
  • D. Luôn có lòng tin đối với sự lựa chọn của mình

Câu 10: Các câu tục ngữ có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Ngắn gọn, có vần và nhịp điệu
  • B. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
  • C. Là những kinh nghiệm trong quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 11: Ý nghĩa của câu tục ngữ: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Ngày tháng mười chưa cười đã tối" là gì?

  • A. Tính toán gieo trồng các giống cây, con cho phù hợp với thời vụ.
  • B. Giúp con người chủ động sử dụng thời gian để sắp xếp, tính toán công việc trong những mùa khác nhau trong năm.
  • C. Chủ động đối phó với những thiên tai trong các mùa khác nhau trong năm.
  • D. Nhắc nhở con người phải biết quý trọng thời gian.

Câu 12: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ?

  • A. Văn học dân gian.
  • B. Văn học viết
  • C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp
  • D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Câu 13: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?

  • A. Khoai đất lạ, mạ đất quen
  • B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
  • C. Một nắng hai sương
  • D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân

Câu 14: Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao?

  • A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8).
  • B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
  • C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 15: Đọc văn bản Nàng Bân, "Chim trời, cá nước..." - xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?

  • A. Đúng ngữ cảnh
  • B. Đúng ý nghĩa
  • C. Dựa đúng vào nội dung câu chuyện
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: Lối miêu tả trong sáng tác của Đoàn Giỏi có gì đặc biệt?

  • A. Vừa lãng mạn vừa mơ mộng
  • B. Vừa hiện thực vừa huyền ảo
  • C. Vừa hiện thực vừa trữ tình
  • D. Vừa lãng mạn vừa huyền ảo

Câu 17: Phương pháp biểu đạt của chuyện nàng Bân là?

  • A. Nghị luận
  • B. Biểu cảm
  • C. Miêu cảm
  • D. Tự sự

Câu 18: Câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” thuộc thể loại văn học dân gian nào ?

  • A. Thành ngữ.    
  • B. Tục ngữ
  • C. Ca dao    
  • D. Vè

Câu 19: Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu

“Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi ?

  • A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
  • B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
  • C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
  • D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

Câu 20: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?

  • A. Là các quy luật của tự nhiên
  • B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.
  • C.Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.
  • D.Là thế giới tình cảm phong phú của con người.

Câu 21: Thông tin trong văn bản Trò chơi cướp cờ được triển khai theo cách nào?

  • A. theo trật tự thời gian
  • B theo trật tự mùa
  • C. theo trật tự con người
  • D. theo trật tự sắp xếp

Câu 22: Mục đích của văn bản Trò chơi cướp cờ là gì?

  • A. Giới thiệu mục đích của quy trình
  • B. Liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi chơi
  • C. Trình bày cách chơi
  • D. Luật thắng trò chơi

Câu 23: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản "Cách gọt củ hoa thủy tiên" là văn bản thông tin giới thiệu quy tắc trong hoạt động?

  • A.  Hướng dẫn cách gọt củ hoa thủy tiên
  • B. Nhan đề bài viết là tên quy trình “Cách gọt củ hoa thủy tiên”
  • C. Cả A và B
  • D. Ý kiến khác

Câu 24: Đặc điểm hình thức của văn bản "Cách gọt củ hoa thủy tiên" là:

  • A. Sử dụng các con số để đánh dấu trình tự thực hiện và một số từ ngữ chỉ thời gian
  • B. Sử dụng một số thuật ngữ liên quan đến chăm sóc hoa, cây cảnh
  • C. Sử dụng hệ thống đề mục để tóm tắt những thông tin chính của văn bản
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25: Thể loại của văn bản "Dòng sông đen" là gi?

  • A. Truyện khoa học viễn tưởng
  • B. Miêu tả
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận
Câu 26: Đâu không phải giá trị nghệ thuật của tác phẩm "Dòng sông đen"?
  • A. Miêu tả chi tiết đặc sắc

    B. Hình ảnh mang tính sáng tạo

  • C. Tình huống truyện độc đáo
  • D. Lời kể giản dị, mộc mạc

Câu 27: Trong văn bản "Xưởng Sô-cô-la", việc in nghiêng một số từ trong lời thoại của các nhân vật (trong đoạn bắt đầu từ câu "thình lình, có tiếng la..." đến cuối văn bản) có dụng ý gì?

  • A. nhấn mạnh ý của các lời thoại đó.
  • B. nhấn mạnh ý của các ý đối thoại đó.
  • C. nhấn mạnh ý của các nhân vật đó.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 28: Dựa vào nội dung văn bản "Xưởng Sô-cô-la", hãy cho biết, trong nhà máy sô-cô-la, thứ gì là quan trọng bậc nhất?

  • A. Con thác
  • B. Các loại cây cối
  • C. Những đường ống thủy tinh
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 29: Văn bản "Trái tim Đan - kô" thuộc thể loại:

  • A. Truyện ngắn
  • B. Miêu tả
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Câu 30: Ngôi kể trong tác phẩm "Trái tim Đan-kô" là:

  • A. Ngôi thứ 1
  • B. Ngôi thứ 2
  • C. Ngôi thứ 3
  • D. Ngôi kể linh hoạt

Câu 31: Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Đinh Nam Khương?

  • A. Hoa thảo mộc
  • B. Đợi chờ gió và trăng
  • C. Đá vàng
  • D. Hoa đá trước heo may

Câu 32: Bài thơ "Về thăm mẹ" của tác giả Đinh Nam Khương được viết theo thể thơ nào?

  • A. 5 chữ
  • B. 6 chữ
  • C. 8 chữ
  • D. Lục bát

Câu 33: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "À ơi tay mẹ" - Đinh Nam Khương là:

  • A. Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng 
  • B. Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê
  • C. Giọng thơ hào hùng, sôi nổi
  • D. Đáp án A và B

Câu 34: Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”?

  • A. Hoán dụ
  • B. Điệp từ
  • C. Nhân hóa
  • D. Nói quá

Câu 35: Bài thơ "Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi" do ai sáng tác:

  • A. Vũ Quần Phương
  • B. Anh Ngọc
  • C. Tô Hoài
  • D. Tố Hữu

Câu 36: Nội dung của bài thơ viết về điều gì?

  • A. Miêu tả chú mèo
  • B. Những tình cảm, cảm xúc của tác giả về những phút giây bình yên khi có sự xuất hiện của chú mèo nằm ngủ trên ngực mình
  • C. Thể hiện tình yêu thương động vật sâu sắc của tác giả
  • D. A và C đúng

Câu 37: Nhân vật chính của văn bản "Lời trái tim" là ai?

  • A. Đan-kô
  • B. San-ti-a-gô
  • C. Công-xây
  • D. A-rô-nác

Câu 38: Trong văn bản "Lời trái tim", trái tim cậu bé có những lý lẽ như thế nào?

  • A. Những thông điệp ,gửi gắm
  • B. Những điều muốn trao đi
  • C. Những cảm nhận và bài học
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 39: Trong văn bản "Mẹ", người mẹ quạt cho con ngủ ngon được so sánh với hình ảnh nào?

  • A. Ngôi sao
  • B. Lời ru
  • C. Ngọn gió
  • D. Tiếng ve

Câu 40: Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là gì?

  • A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị... ở bên ngoài ngôn ngữ
  • B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể
  • C. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó
  • D. Gồm các sự kiến, biến cố, sự việc, hoạt động,... diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác