Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vì sao tự học là "một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân"?

  • A. Ví tự học như là "một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân" vì khi đó chúng ta ít độc lập tìm hiểu, tự tìm tòi, khám phá.
  • B. Ví tự học như là "một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân" vì khi đó chúng ta độc lập tìm hiểu, không tự tìm tòi, khám phá.
  • C. Ví tự học như là "một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân" vì khi đó chúng ta độc lập tìm hiểu, tự tìm tòi, khám phá.
  • D. Ví tự học như là "một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân" vì khi đó chúng ta không có độc lập tìm hiểu, tự tìm tòi, khám phá.

Câu 2:  Văn bản "Tự học - Một thú vui bổ ích" được viết nhằm mục đích gì?

  • A. Khẳng định vai trò của việc tự học
  • B. Giới thiệu cách ghi chép hiệu quả
  • C. Bàn luận về lối tự học
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Văn bản "Bàn về đọc sách" không đề cập tới nội dung gì?

  • A. Ý nghĩa của việc đọc sách
  • B. Các loại sách cần đọc
  • C. Phương pháp đọc sách có hiệu quả
  • D. Những thư viện nổi tiếng trên thế giới

Câu 4: Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn?

  • A. Vì “trên đời không có học vấn nào cô lập, tách rời các học vấn khác”
  • B. Vì “không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”
  • C. Vì “biết rộng rồi sau đó mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”
  • D. Cả 3 lí do trên

Câu 5: Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách?

  • A. Nên lựa chọn sách mà đọc
  • B. Đọc sách phải kĩ
  • C. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của
  • D. Cần có phương pháp

Câu 6: Câu văn "Tôi bặm tay ghi thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?

  • A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở.
  • B. Cậu bé chưa tập trung vào việc.
  • C. Cậu bé quá hồi hộp.
  • D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.

Câu 7: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?

  • A. "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".
  • B. "Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ".
  • C. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".
  • D. "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".

Câu 8: Các câu tục ngữ có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Ngắn gọn, có vần và nhịp điệu
  • B. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
  • C. Là những kinh nghiệm trong quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Câu tục ngữ: "Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt" diễn tả điều gì?
  • A. Tháng bảy kiến bò, là có nắng to.
  • B. Tháng bảy có kiến bò thì hết lo lũ lụt.
  • C. Người dân lo sợ mưa to lũ lụt.
  • D. Tháng bảy (ở miền Bắc) hễ nhìn thấy kiến bò hàng đàn lên tường là dự báo sắp có mưa to, lũ lớn xảy ra.

Câu 10:  Những câu tục ngữ đồng nghĩa là những câu tục ngữ như thế nào ?

  • A. Có ý nghĩa gần giống nhau
  • B. Có ý nghĩa trái ngược nhau
  • C. Có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau
  • D. Có ý nghĩa mâu thuẫn với nhau.
Câu 11: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
  • A. Khoai đất lạ, mạ đất quen
  • B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
  • C. Một nắng hai sương
  • D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân

Câu 12: Hầu hết sáng tác của Đoàn Giỏi viết về đối tượng nào?

  • A. Thiên nhiên, con người và cuộc sống đồng bào thiểu số
  • B.  Thiên nhiên, con người và cuộc sống Nam Bộ
  • C. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Bắc Bộ
  • D. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Tây Nguyên

Câu 13:  Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao?

  • A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8).
  • B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người.
  • C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 14: Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ?

  • A. Hoàn toàn trái ngược nhau
  • B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
  • C. Hoàn toàn giống nhau
  • D. Gần nghĩa với nhau

Câu 15: Đặc điểm nổi bật về hình thức của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?

  • A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh
  • B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ
  • C. Từ và câu có nhiều nghĩa.
  • D. Cả 3 ý trên.

Câu 16:Văn bản trò chơi cướp cờ gồm mấy phần?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 6

Câu 17: Cách triển khai thông tin trong văn bản "Trò chơi cướp cờ" có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

  • A. Cách triển khai thông tin theo trật tự thời gian là phương pháp hiệu quả để thực hiện mục đích của văn bản giúp bạn đọc dễ dàng hình dung thứ tự các bước chơi và nhiệm vụ của từng người chơi.
  • B. cách triển khai thông tin theo trật tự thời gian là phương pháp hiệu quả để thực hiện mục đích của văn bản giúp bạn đọc dễ dàng hình dung các bước chơi và nhiệm vụ của từng người chơi.
  • C. cách triển khai thông tin theo trật tự không gian là phương pháp hiệu quả để thực hiện mục đích của văn bản giúp bạn đọc dễ dàng hình dung thứ tự các bước chơi và nhiệm vụ của từng người chơi.
  • D. cách triển khai thông tin theo trật tự thời gian là phương pháp hiệu quả để thực hiện mục đích của văn bản giúp bạn đọc dễ dàng hình dung người tham gia các bước chơi và nhiệm vụ của từng người chơi.

Câu 18: Thể loại của cách gọt củ hoa thủy tiên là gi?

  • A. Văn bản thông tin
  • B. Miêu tả
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Câu 19: Trong văn bản "Hương khúc", qua cách kể và miêu tả của tác giả, em cảm nhận sức hấp dẫn của bánh khúc được tạo nên từ đâu?

  • A. bàn tay của bà
  • B. sự tỉ mỉ trong từng bước làm bánh và tình cảm của tác giả với những điều tươi đẹp mà thân thương đó.
  • C. Cả A và B
  • D. Đáp án khác

Câu 20:  Nhân vật “tôi” bắt đầu hồi tưởng về chiếc bánh khúc tuổi thơ vào thời điểm nào?

  • A. Thời điểm rau khúc nở
  • B. Thời điểm bà hái rau khúc: “buổi sáng sớm”
  • C. Vào lúc thu hoạch rau khúc
  • D. Vào mùa thu hoạch rau khúc

Câu 21: Thời điểm rau khúc nở vào tháng mấy?

  • A. Tháng 9
  • B. Tháng 10
  • C. Tháng 11
  • D. Tháng giêng

Câu 22: Tác phẩm dòng sông đen của nhà văn nước nào?

  • A. Pháp
  • B. Nga
  • C. Anh
  • D. Việt Nam

Câu 23: Văn bản "Dòng sông đen" được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ 1
  • B. Ngôi thứ 2
  • C. Ngôi thứ 3
  • D. Ngôi kể linh hoạt

Câu 24: Giá trị nội dung tác phẩm "Dòng sông Đen” là: 

  • A. Hành trình khám phá đáy biển của các nhà khoa học
  • B. Khám phá biển
  • C. Miêu tả môi trường đáy biển
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25: Thể loại của văn bản "Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)" là:

  • A. Truyện khoa học viễn tưởng
  • B. Miêu tả
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Câu 26: Giá trị nghệ thuật tác phẩm "Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)" là gì?

  • A. Tình huống truyện độc đáo
  • B. Miêu tả chi tiết, từ ngữ mang tính chất gợi tả
  • C. Hình ảnh mang tính sáng tạo
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 27: Nhân vật Quơn- cơ trong tác phẩm "Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)" là người như thế nào?

  • A. khả năng sáng tạo kì lạ cùng với những sự kiện mang tính chất giả tưởng.
  • B. hoang mang
  • C. Yêu khám phá
  • D. Tính tỉ mỉ cản trọng

Câu 28: Văn bản "Trái tim Đan-kô" gồm mấy phần?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 6

Câu 29: Nội dung phần 1 của văn bản "Trái tim Đan-kô" là gì?

  • A. Sự xuất hiện của những tia lửa
  • B. Câu chuyện trái tim Đan-kô
  • C. Cảm xúc về trái tim hùng vĩ của Đan-kô
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 30. Tác phẩm "Đá vàng" của Đinh Nam Khương được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 2002
  • B. 2003
  • C. 2004
  • D. 2005

Câu 31. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Về thăm mẹ là phương thức nào?

  • A. nghị luận
  • B. tự sự
  • C. miêu tả
  • D. biểu cảm

Câu 32. Trong văn bản "Về thăm mẹ", thời gian người con về thăm mẹ là khi nào?

  • A. Buổi sáng mùa hè
  • B. Buổi tối mùa thu
  • C. Ngày giáp tết
  • D. Buổi chiều mùa đông

Câu 33. Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”?

  • A. Hoán dụ
  • B. Điệp từ
  • C. Nhân hóa
  • D. Nói quá

Câu 34. Chọn đáp án đúng nhất

Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" là loại từ nào? 

  • A. Từ đơn
  • B. Từ ghép
  • C. Từ láy
  • D. Từ Hán Việt

Câu 35: Tác giả của tác phẩm "Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi là ai"?

  • A. Xuân Diệu
  • B. Tố Hữu
  • C. Anh Ngọc
  • D. Đoàn Giỏi

Câu 36:  Hình ảnh chú mèo nằm ngủ trên ngực nhân vật “tôi’ được miêu tả như thế nào?

  • A. Hai trái tim cùng hòa chung một nhịp đập
  • B. Tình cảm người và động vật gắn bó ,thắm thiết
  • C. Hình ảnh con mèo đang thiu thiu ngủ
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 37: Theo em, trái tim của nhân vật "tôi" ca hát về những điều gì?

  • A. Lời ru hay
  • B. Lời ru âu yếm
  • C. Lời ru thắm thiết
  • D. Lời ru đau thương

Câu 38: Xác định các biện pháp tu từ, cách ngắt nhịp và tác dụng của chúng trong khổ thơ sau:

Ngủ đi, ngủ đi đôi tai vểnh ngây thơ

Ngủ đi, ngủ đi cái đuôi dài bướng bỉnh

Ngủ đi, ngủ đi con hổ con kiêu hãnh

Hàng ria mép ngang tàng, đôi mắt biếc trong veo...

  • A. Sử dụng biện pháp tu từ điệp từ "ngủ đi, ngủ đi" có tác dụng nhấn mạnh lời hát ru.
  • B. Cách ngắt nhịp 4/5 có tác dụng thôi thúc, sức biểu đạt mạnh mẽ hơn.
  • C. Cả A và B
  • D. Đáp án khác

Câu 39: Tác phẩm "Lời trái tim" được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Miếng da lừa
  • B. Nhà giả kim
  • C. Vì sao đưa anh tới
  • D. Những người khốn khổ

Câu 40: Trong tác phẩm "Mẹ", hình ảnh người mẹ quạt cho con ngủ ngon được so sánh với:

  • A. Ngôi sao

  • B. Lời ru

  • C. Ngọn gió

  • D. Tiếng ve


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác