Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Văn bản "Tự học - một thú vui bổ ích" được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Thiên Mã
  • B. Tự học - một nhu cầu thời đại
  • C. Tôi tài giỏi, bạn cũng thế
  • D. Vạn dặm dưới đáy biển

Câu 2: Tự học bổ sung được kỹ năng gì?

  • A. Quản lý thời gian
  • B. Quản lý công việc
  • C. Quản lý bản thân
  • D. Tăng thời gian học

Câu 3: Câu văn nào khuyên người đọc sách phải đọc cho kĩ?

  • A. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy điều làm quý
  • B. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ.
  • C. Nếu đọc được 10 quyển mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần.
  • D. Đọc ít mà đọc kĩ, sẽ tập tành được nếp suy nghĩ sâu xa.

Câu 4: Luận điểm 1 của bài “Bàn về đọc sách” nằm ở câu nào trong đoạn đầu?

  • A. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
  • B. Nếu chúng ta mong tiến lên từ ván hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.
  • C. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.
  • D. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

Câu 5: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?

  • A. Tôi đi học.
  • B. Tức nước vỡ bờ.
  • C. Trong lòng mẹ.
  • D. Lão Hạc.

Câu 6: Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước...Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả điều gì?

  • A. Sự âu yếm của mẹ hiền.
  • B. Sự săn sóc của mẹ hiền.
  • C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.
  • D. Tình thương con bao la của mẹ hiền.

Câu 7: Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng và rung động và thấm thía của truyện "Tôi đi học" được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?

  • A. Biểu cảm.
  • B. Tự sự.
  • C. Thuyết minh.
  • D. Miêu tả.
Câu 8: Ý nghĩa của câu tục ngữ: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Ngày tháng mười chưa cười đã tối" là gì?
  • A. Tính toán gieo trồng các giống cây, con cho phù hợp với thời vụ.
  • B. Giúp con người chủ động sử dụng thời gian để sắp xếp, tính toán công việc trong những mùa khác nhau trong năm.
  • C. Chủ động đối phó với những thiên tai trong các mùa khác nhau trong năm.
  • D. Nhắc nhở con người phải biết quý trọng thời gian.
Câu 9: Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương được trích từ tác phẩm nào?
  • A. Mẹ
  • B. Đá vàng
  • C. Đợi chờ gió và trăng
  • D. Hoa đá trước heo may

Câu 10: Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu: “Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi?"

  • A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
  • B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
  • C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa
  • D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
Câu 11: Phép liên tưởng đồng chất là gì?
  • A. Là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
  • B. Là phép sử dụng hai yếu tố, hai chất liệu, hai chùng loại... cùng chung một loại.
  • C. Là lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
  • D. Là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

Câu 12: Chỉ ra phép liên tưởng trong đoạn trích sau:

“Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình”
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
 
  • A. Phép liên tưởng lớp học
  • B. Phép liên tưởng mùi hương
  • C. Phép liên tưởng âu sầu
  • D. Phép liên tưởng quan điểm về kẻ mạnh

Câu 13: Những câu tục ngữ đồng nghĩa là những câu tục ngữ như thế nào?

  • A. Có ý nghĩa gần giống nhau
  • B. Có ý nghĩa trái ngược nhau
  • C. Có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau
  • D. Có ý nghĩa mâu thuẫn với nhau.

Câu 14: Dòng nào không phải là đặc điểm về hình thức của câu tục ngữ?

  • A. Ngắn gọn.
  • B. Thường có vần, nhất là vần chân
  • C. Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung
  • D. Lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh.

Câu 15: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình.
  • B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn.
  • C. Là bài học dân gian về khí tượng, giúp nhân dân lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động.
  • D. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình.

Câu 16: Xác định biện pháp tu từ trong câu tục ngữ:

"Lúa chiêm nép ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên."
  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Nhân hóa
  • D. Hoán dụ

Câu 17: Điền vào chỗ trống từ còn thiếu trong câu sau: "Tấc... tấc..."

  • A. nước/vàng
  • B. đất/vàng
  • C. giống/vàng
  • D. đất/nước

Câu 18: Câu tục ngữ nào tương ứng với câu chuyện Nàng Bân được nhắc đến trong văn bản?

  • A. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối
  • B. Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân
  • C. Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất
  • D. Lúa chiêm nép ở đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên

Câu 19: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?

  • A. Văn học dân gian.
  • B. Văn học viết
  • C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp
  • D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Câu 20: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong các câu tục ngữ trong văn bản "Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội" là:
  • A. Hoán dụ
  • B. Ẩn dụ
  • C. So sánh
  • D. Nhân hóa

Câu 21: Trong văn bản "Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi", nhân vật "tôi" có cảm xúc gì khi chú mèo ngủ trên ngực?

  • A. Trái tim của tác giả ‘mềm” đi trước con mèo
  • B. Tác giả phải là người yêu động vật mới rung động trước cảnh này
  • C. Nhà thơ cảm thấy một điều gì đó vui vẻ, hạnh phúc
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?

  • A. Là các quy luật của tự nhiên
  • B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.
  • C.Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.
  • D.Là thế giới tình cảm phong phú của con người.

Câu 23: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ?

  • A.Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
  • B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen.
  • C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng.
  • D. Cả A,B,C đều sai.

Câu 24: Nội dung của hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ?

  • A. Hoàn toàn trái ngược nhau
  • B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
  • C. Hoàn toàn giống nhau
  • D. Gần nghĩa với nhau

Câu 25: Thể loại của văn bản "Trò chơi cướp cờ" là gì?

  • A. Văn bản thông tin
  • B. Miêu tả
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Câu 26: Mục đích của văn bản "Trò chơi cướp cờ" là gì?

  • A. Giới thiệu mục đích của quy trình
  • B. Liệt kê những thứ cần chuẩn bị trước khi chơi
  • C. Trình bày cách chơi
  • D. Luật thắng trò chơi

Câu 27: Cách gọt củ hoa thủy tiên của tác giả nào?

  • A. Hồ Xuân Hương
  • B. Xuân Diệu
  • C. Giang Nam
  • D. Nam Cao

Câu 28: Văn bản cách gọt củ hoa thủy tiên có mấy phần?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 6

Câu 29: Quá trình thủy dưỡng gọt tỉa có mấy bước?

  • A. 2

  • B. 3
  • C. 5

  • D. 4

Câu 30: Chỉ ra tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ đối với việc thể hiện nội dung văn bản.

  • A. Giúp người đọc hình dung ra hình ảnh củ thủy tiên đã được gọt tỉa sẽ như thế nào.
  • B. Giới thiệu vẻ đẹp của củ thủy tiên
  • C. Cách gọt thủy tiên
  • D. Cả 3 đáp án trên
Câu 31: Qua cách kể và miêu tả của tác giả trong văn bản "Hương khúc", em cảm nhận sức hấp dẫn của bánh khúc được tạo nên từ đâu?
  • A. bàn tay của bà
  • B. sự tỉ mỉ trong từng bước làm bánh và tình cảm của tác giả với những điều tươi đẹp mà thân thương đó.
  • C. Cả A và B
  • D. Đáp án khác

Câu 32: Thời điểm bà hái rau khúc là khi nào?

  • A. Buổi trưa
  • B, Buổi tối
  • C. Buổi sáng sớm
  • D. Đầu buổi chiều

Câu 33: Thể loại của "Lời của trái tim" là gi?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Miêu tả
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Câu 34: Giá trị nội dung tác phẩm Dòng “sông Đen”?

  • A. Hành trình khám phá đáy biển của các nhà khoa học
  • B. Khám phá biển
  • C. Miêu tả môi trường đáy biển
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 35: Đâu không thuộc giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

  • A. Miêu tả chi tiết đặc sắc
  • B. Hình ảnh mang tính sáng tạo
  • C. Tình huống truyện độc đáo

  • D. Lời kể giản dị, mộc mạc

Câu 36: Vẻ đẹp của đáy biển trong tác phẩm "Dòng sông Đen":

  • A. Vẻ đẹp của đáy biển rộng mênh mông
  • B. Ánh sáng rực rỡ
  • C. Cảnh biển sâu rất đẹp đến nỗi dán mắt nhìn qua ô kính chẳng nói nên lời
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 37: Tác phẩm "Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)" của nhà văn nước nào?

  • A. Pháp

  • B. Nga
  • C. Anh
  • D. Việt Nam

Câu 38:  Phương thức biểu đạt của tác phẩm "Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)" là: 

  • A. Tự sự 
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. A và B

Câu 39: Nhân vật "Quơn- cơ" trong tác phẩm "Xưởng Sô- Cô- la (Chocolate)" là người như thế nào?

  • A. khả năng sáng tạo kì lạ cùng với những sự kiện mang tính chất giả tưởng.
  • B. hoang mang
  • C. Yêu khám phá
  • D. Tính tỉ mỉ cản trọng

Câu 40: Văn bản "Trái tim Đan - kô" thuộc thể loại gì?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Miêu tả
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác