Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngôi kể chuyện của tác phẩm "Bày chim chìa vôi" là ngôi nào?

  • A. Ngôi thứ nhất.
  • B. Ngôi thứ ba.
  • C. Ngôi thứ nhất và thứ 3.
  • D. Không cụ thể.

Câu 2: Quê của Mon và Mên trong tác phẩm "Bầy chim chìa vôi" có con sông nào chảy qua?

  • A. Sông Cả.
  • B. Sông Đáy. 
  • C. Sông Ấn.
  • D. Sông Trường Giang.

Câu 3: Xác định trạng ngữ trong câu: Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.

  • A. Mon
  • B. Khoảng hai giờ sáng
  • C. Tỉnh giấc.
  • D. Không có trạng ngữ.

Câu 4: Vai trò của trạng ngữ trong câu là gì?

  • A. Trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích.
  • B. Làm nổi bật chủ ngữ.
  • C. Làm nổi bật vị ngữ.
  • D. Không có tác dụng gì.

Câu 5: Qua văn vản "Đi lấy mật", tía nuôi An là người thế nào? 

  • A. Có một cái nhìn về thiên nhiên rất tinh tế, sâu sắc.
  • B. Một người dàn ông từng trải, hết sức yêu thương các con.
  • C. Già nua và ốm yếu.
  • D. Nhiều kinh nghiệm trèo xuồng

Câu 6: Tìm từ láy trong câu sau: Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.

  • A. Tự tin
  • B. Bầy chim
  • C. Lùm dứa dại
  • D. Mong manh

Câu 7: Chủ ngữ là gì?

  • A. là thành phần phụ ở trong câu, thường chỉ địa điểm, thời gian, nơi chốn,…
  • B. là bộ phận chính trong câu, thường đứng sau chủ ngữ và thường chỉ về các bản chất, hành động, tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc.
  • C. là bộ phận thứ nhất, được đứng ở đầu câu và là thành phần chỉ người, sự vật làm chủ sự việc. 
  • D. là bộ phận phụ không cần thiết có trong câu.

Câu 8: Điểm đặc sắc trong cách miêu tả về bầu trời của tác giả trong bài thơ "Ngàn sao làm việc" là gì?

  • A. miêu tả về bầu trời bằng hình ảnh núi rừng.
  • B. miêu tả về bầu trời bằng biển.
  • C. miêu tả về bầu trời bằng sông nước trên mặt đất.
  • D. miêu tả về bầu trời bằng hình ảnh con vật.

Câu 9: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ "Gặp lá cơm nếp" là gì?

  • A. Biểu cảm
  • B. Nghị luận
  • C. Tự sự

Câu 10: Tác giả của văn bản "Trở gió" là ai? 

  • A. Nguyễn Ngọc Tư
  • B. Huy Cận
  • C. Trần Đăng Khoa
  • D. Thế Lữ

Câu 11: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Trời hôm nay nóng như đổ lửa, chỉ cần bước ra đường 5 phút là mồ hôi đã nhễ nhại như tắm.

  • A. Biện pháp so sánh
  • B. Biện pháp tu từ nói quá
  • C. Biện pháp tương phản
  • D. Biện pháp tu từ ẩn dụ

Câu 12: Văn bản “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Câu 13: Câu nào dưới đây không sử dụng số từ?

  • A. An đang học bài.
  • B. Bạn mới sang
  • C. Anh ấy chỉ ăn được chút cháo.
  • D. Anh mới ngủ dậy.

Câu 14: Trong văn bản "Người thầy đầu tiên", nhờ "người thầy đầu tiên" ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao?

  • A. Trở thành tỉ phú.
  • B.  An-tư-nai cố gắng học tập và trở thành một viện sĩ.
  • C. Trở thành tu sĩ có tiếng.
  • D. Đỗ vào trường đai học hàng đầu thế giới.

Câu 15: Câu nào sau đây sử dụng phó từ?

  • A. Mẹ đã về
  • B. Bé giúp mẹ quét nhà
  • C. Tiếng xe chạy ngoài đường
  • D. Tiếng suối chảy róc rách

Câu 16:  Bài thơ “Quê hương” thuộc thể thơ gì?

  • A. Tự do
  • B. Bốn chữ
  • C. Năm chữ
  • D. Lục bát

Câu 17: Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", mùa xuân của đất trời đã được tác giả phác họa bằng những hình ảnh, chi tiết nào ?

  • A. Màu sắc, hình ảnh, âm thanh.
  • B. Bông hoa, dòng sông, tiếng chim hót.
  • C. Bông hoa, dòng sông, tiếng chim hót giọt âm thanh.
  • D. Cảnh sắc của xứ Huế.

Câu 18: Hãy chỉ ra đặc điểm về cách ngắt nhịp trong khổ thơ sau:

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

  • A. 2/2
  • B. 1/3
  • C. 2/3, 3/2
  • D. 2/3, 2/2

Câu 19: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

  • A. Hiểu biết
  • B. Tri thức
  • C. Hiểu
  • D. Nhìn thấy

Câu 20: Bài thơ "Gò me" được sáng tác trong thời kì nào?

  • A. Kháng chiến chống Mỹ
  • B. Kháng chiến chống Pháp
  • C. Thời kì đổi mới
  • D. Thời kì đất nước bị chia cắt

Câu 21: Ý nào dưới đây là các hình ảnh đã rất thân thuộc với tác giả được viết trong bài thơ "Gò Me"?

  • A. cây đa, giếng nước góc đình...
  • B. ngọn hải đăng, con đê, nhạc ngựa, ruộng đồng, ao làng, vườn mía, câu hát… 
  • C. trường học, đường làng...
  • D. những buổi học ngày thơ bé.

Câu 22: Công dụng của dấu ngoặc đơn trong bài thơ Gò Me là gì?

  • A. thuyết minh rằng giọng hát của các cô gái Gò Me rất hay, rất ngọt ngào đến nỗi tre phải thôi cười đùa, mây phải nằm im để lắng nghe giọng hát của người con gái đất Gò Me.
  • B. để miêu tả
  • C. dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • D. để kể chuyện.

Câu 23: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:

Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.

  • A. nhân hóa
  • B. nhân hóa và so sánh
  • C. so sánh
  • D. liệt kê

Câu 24: Tác phẩm "Bài thơ đường núi" của Nguyễn Đình Thi" thuộc thể loại nào?

  • A. Báo chí
  • B. Nghị luận văn học
  • C. Cổ tích
  • D. Truyền thuyết

Câu 25: Phương thức biểu đạt của đoạn trích "Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt" là ai?

  • A. Nghị luận, miêu tả
  • B. Thuyết minh
  • C. Tự sự
  • D. Biểu cảm, miêu tả

Câu 26: Chi tiết nào miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng?

  • A. “Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”; “Đêm xanh biêng biếc, tuy có mưa dây, nhưng nhìn lên thấy rõ từng đàn sếu bay. Về khuya, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ”.
  • B.  “Nhưng tôi yêu xuân nhất vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác”
  • C. “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm giác như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 27: Công dụng của dấu phẩy là gì?

  • A. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói.
  • B. Được đặt cuối câu trần thuật, câu nghi vấn.
  • C. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt sự nghi vấn của người nói.
  • D. Được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt cảm xúc ngạc nhiên, thán phục của người nói.

Câu 28: Công dụng dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp, đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn là của dấu nào?

  • A. Dấu ngoặc kép
  • B. Dấu ngoặc đơn
  • C. Dấu hai chấm
  • D. Dấu chấm

Câu 29: Điền vào chỗ trống: Món cơm hến cho thấy ..... trong phong cách ăn uống của người Huế

  • A. cái nhìn
  • B. đặc điểm
  • C. điểm nhìn
  • D. điểm sáng

Câu 30: Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến.

  • A. bố, mẹ.
  • B. cơm, hến, lạc, vịm.
  • C. thẫu, vịm, trẹc, o.
  • D. duống, cơm, gáo. 

Câu 31: Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.

  • A.  giúp cho tản văn có màu sắc của miền Bắc nhiều hơn.
  • B.  giúp cho tản văn có màu sắc của miền Nam nhiều hơn.
  • C.  giúp cho tản văn có màu sắc của miền Trung nhiều hơn.
  • D. giúp cho tản văn có màu sắc của xứ Huế nhiều hơn.

Câu 32: Văn bản "Hội lồng tồng" trích từ tác phẩm nào?

  • A. Miền cỏ thơm
  • B. Mùa xuân và phong tục Việt Nam
  • C. Rất nhiều ánh lửa
  • D. Món lạ miền Nam

Câu 33: Người dân gửi gắm mong ước gì khi tổ chức lễ hội lồng tồng?

  • A. sức khỏe dồi dào
  • B. cầu duyên
  • C. mùa màng bội thu, dân làng được bình an, may mắn, tốt lành.
  • D. kinh tế khá giả

Câu 34: Với người đồng bào Tày - Nùng, thần thành hoàng còn được coi là thần gì?

  • A. Thần nước
  • B. Hỏa thần
  • C. Thần nông
  • D. Thần mặt trời

Câu 35: Nghĩa của từ "Lượn" trong "Hội lồng tồng" là gì?

  • A. Một vùng của Việt Bắc
  • B. Lối hát đối đáp giữa trai và gái của dân tộc Tày
  • C. Tên một dụng cụ dùng để cắt, thái
  • D. Hoạt động thờ cúng của đồng bào miền núi

Câu 36: Phó từ bổ sung ý nghĩa cho thời gian gồm những từ nào?

  • A. Có, không
  • B. Thường, thỉnh thoảng
  • C. Sẽ, sắp
  • D. Đã, chưa

Câu 37: Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những dòng thơ sau:

Ao làng trăng tắm, mây bơi 

Nước trong như nước mắt người tôi yêu.

  • A. nhân hóa
  • B. nhân hóa và so sánh
  • C. so sánh
  • D. liệt kê

Câu 38: Tên bài thơ “Đồng dao mùa xuân” gợi nhắc đến:

  • A. mùa hè hay chính là thanh xuân của con người.
  • B. mùa thu hay chính là thanh xuân của con người.
  • C. mùa đông hay chính là thanh xuân của con người.
  • D. mùa xuân hay chính là thanh xuân của con người.

Câu 39: Biện pháp tương phản là gì?

  • A. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 
  • B. là biện pháp tu từ dùng sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách biểu đạt.
  • C. là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để làm nổi bật sự vật, sự việc, hiện tượng được nhắc đến, qua đó làm tăng hiệu quả diễn đạt. 
  • D. là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của một sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế.

Câu 40: Qua văn bản "Trở gió", hãy cho biết, thời gian có gió chướng là khi nào?

  • A. Từ tháng 7 đến Tết
  • B. Từ tháng 8 đến Tết
  • C. Từ tháng 9 đến Tết
  • D. Từ tháng 10 đến Tết

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác