Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đề tài của văn bản "Bầy chim chìa vôi" là gì?

  • A. Đề tài thiếu nhi, lao động
  • B. Đề tài gia đình, trẻ em
  • C. Bạo lự học đường
  • D. Đề tài trẻ em

Câu 2: Có mấy loại trạng ngữ?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 5

Câu 3: Xác định trạng ngữ trong câu: Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm vào trong nước đỏ.

  • A. Dải cát nổi giữa sông
  • B. Chỉ sau dăm đêm
  • C. Nổi giữa sông
  • D. Chìm vào trong nước đỏ

Câu 4: Láy bộ phận gồm có:

  • A. Láy vần
  • B. Láy âm và láy vần.
  • C. Láy chủ ngữ và láy vị ngữ.
  • D. Láy âm.

Câu 5: Ý nào dưới đây không phải hành động của nhân vật An trong văn bản "Đi lấy mật"? 

  • A. Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật.
  • B. Nghĩ lại những lời má kể.
  • C. Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn.
  • D. Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp.

Câu 6: Xác định vị ngữ trong câu sau: Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. 

  • A. nắng
  • B. thơm ngây ngất
  • C. hương hoa
  • D. bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất

Câu 7: Hình ảnh so sánh được nhà thơ sử dụng để miêu tả dải Ngân Hà trong văn bản "Ngàn sao làm việc" là:

  • A. chiếc vó bằng vàng cất những mẻ tôm, cua
  • B. đen và ít sao.
  • C.  nhóm người buông gàu bên sông Ngân tát nước.
  • D. sông chảy giữa trời lồng lộng.

Câu 8: Ý nào dưới đây không khắc họa hình ảnh người lính trong văn bản "Đồng giao mùa xuân"?

  • A. Hiền lành, giản dị, khắc khổ.
  • B. Hi sinh anh dũng.
  • C. Nhập ngũ khi tuổi đời còn rất trẻ và hòa bình không còn trở về.
  • D. Nóng nảy.

Câu 9: Biện pháp tu từ là gì? 

  • A.  là cách thức để người viết truyền đạt thông tin, thông điệp của mình đến người khác. 
  • B. là cách sử dụng ngôn từ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ như (từ, câu văn, đoạn văn, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi tả trong cách diễn đạt, qua đó tạo ấn tượng với người đọc về hình ảnh, câu chuyện, cảm xúc của tác phẩm đó. 
  • C. là biện pháp tu từ mà sự vật, hiện tượng, khái niệm này được gọi bằng sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó để tăng thêm sức gợi hình, gợi tả cho sự vật được diễn đạt. 
  • D. là biện pháp tu từ mà trong đó đồ vật, cảnh vật, hiện tượng được miêu tả thông qua những từ ngữ được sử dụng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 

Câu 10: Cách chia khổ trong bài thơ "Gặp lá cơm nếp" dựa vào yếu tố gì?

  • A. dựa vào nghệ thuật
  • B. dựa vào cảm xúc
  • C. dựa vào nội dung
  • D. dựa vào thể thơ

Câu 11: Trong văn bản "Gặp lá cơm nếp", hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ là:

  • A. khi người con du học xa nhà.
  • B. khi người con đi học đại học xa nhà.
  • C. người con xa nhà và nhớ về bát xôi do chính người mẹ nấu.
  • D. khi mẹ mất.

Câu 12: Câu văn cuối cùng của văn bản "Trở gió" cho thấy tâm trạng nào của những người nông dân, của nhân vật "tôi"

  • A. lo lắng 
  • B. vui vẻ, mong đợi
  • C. chán ghét
  • D. bận rộn

Câu 13: Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau: "Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy."

  • A. Biện pháp tương phản 
  • B. Biện pháp tu từ liệt kê
  • C. Biện pháp tu từ ẩn dụ
  • D. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Câu 14: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: Trời hôm nay nóng như đổ lửa, chỉ cần bước ra đường 5 phút là mồ hôi đã nhễ nhại như tắm.

  • A. Biện pháp so sánh
  • B. Biện pháp tu từ nói quá
  • C. Biện pháp tương phản
  • D. Biện pháp tu từ ẩn dụ

Câu 15: Văn bản “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” được kể bằng ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Câu 16: Trong văn bản "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ", vì sao nhân vật "tôi" có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu? 

  • A. vì nhân vật "tôi" đã luyện tập được phản xạ nghe âm thanh, đoán biết được âm thanh đó phát ra từ hướng nào và cách bao xa.
  • B. vì nhân vật tôi nhìn thấy Tí.
  • C. vì nhân vật tôi đứng ngay bên cạnh Tí.
  • D. vì nhân vật tôi đứng gần chỗ Tí.

Câu 17: Tìm số từ chỉ số lượng ước chừng trong câu sau: Tôi nghe nói bà về đây một hai hôm rồi đi.

  • A. tôi
  • B. nghe nói
  • C. bà
  • D. một hai

Câu 18: Tác giả của văn bản "Người thầy đầu tiên" là 

  • A. An-tư-nai
  • B. Đuy - sen
  • C. Xu-lai-ma-nô-va
  • D. Ai-tơ-ma-tốp

Câu 19: Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong câu sau: Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy.

  • A. bé
  • B. điều ấy
  • C. được
  • D. những

Câu 20: Phó từ gồm mấy loại lớn?

  • A. 2 loại
  • B. 3 loại
  • C. 4 loại
  • D. 5 loại

Câu 21: Bố cục bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh gồm mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 22: Qua văn bản “Quê hương”, thiên nhiên vùng ven biển Nam Trung Bộ được nhận định như thế nào?

  • A. Hoang dã, hùng vĩ
  • B. Tươi sáng, sinh động
  • C. Giàu có, hoa lệ
  • D. Trù phú, độc đáo

Câu 23: Trong bài thờ "Mùa xuân nho nhỏ", mùa xuân tươi đẹp của đất nước được tập trung thể hiện qua những hình ảnh nào ?

  • A. Người cầm súng, người ra đồng, lộc non.
  • B. Hình ảnh, so sánh, từ láy.
  • C. Lộc trải dài nương mạ.
  • D. Lộc giắt đầy trên lưng.

Câu 24: Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất?

  • A. liệt kê
  • B. so sánh
  • C. hoán dụ
  • D. ẩn dụ

Câu 25: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  • A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 26: Gò Me thuộc địa phương nào?

  • A. Tiền Giang
  • B. Hưng Yên
  • C. Long An
  • D. Ninh Bình

Câu 27: Ý nào dưới đây là các hình ảnh đã rất thân thuộc với tác giả được viết trong bài thơ "Gò Me"?

  • A. cây đa, giếng nước góc đình...
  • B. ngọn hải đăng, con đê, nhạc ngựa, ruộng đồng, ao làng, vườn mía, câu hát… 
  • C. trường học, đường làng...
  • D. những buổi học ngày thơ bé.

Câu 28: Nghĩa của từ "thẹn thò" là gì?

  • A. diễn đạt cảm xúc, tâm trạng của con người.
  • B. thẹn thùng, ngượng ngùng nhưng có phần thích thú.
  • C. chỉ hoạt động hô hấp của con người.
  • D. sự quang hợp của lá cây mía tạo ra khí ô-xi.

Câu 29: Tác giả bài thơ "Đường núi" là ai?

  • A. Vũ Quần Phương 
  • B. Nguyễn Đình Thi
  • C. Huy Cận
  • D. Tố Hữu

Câu 30: Điền vào chỗ trống: Người bình thơ đã thể hiện sự .... của mình với bài thơ bằng cách phân tích những đặc sắc của bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu, mạch cảm xúc và hình ảnh của bài thơ.

  • A. đồng cảm
  • B. cảm thông
  • C. sẻ chia
  • D. lo lắng

Câu 31: Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Khi tác giả sống ở miền Bắc, xa quê hương ở miền Nam
  • B. Khi tác giả sống ở miền Nam, xa quê hương ở miền Bắc
  • C. Khi tác giả đi du học
  • D. Khi tác giả tham gia chiến đấu ở chiến khu Việt Bắc

Câu 32: Các lỗi thường gặp về dấu câu là những lỗi nào?

  • A. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
  • B. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
  • C. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
  • D. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
  • E. Tất cả các lỗi trên 

Câu 33:  Phát hiện lỗi về dấu câu trong đoạn văn sau đây: “Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.

  • A. Câu văn đã thiếu dấu (?) khi hết câu.
  • B. Câu văn đã thiếu dấu (.) khi hết câu.
  • C. Câu văn đã thiếu dấu (!) khi hết câu.
  • D. Câu văn đã thiếu dấu (,) khi hết câu.

Câu 34: Ý nào dưới đây là phương thức biểu đạt của "Chuyện cơm hến"?

  • A. Nghị luận
  • B. Tự sự
  • C. Thuyết minh
  • D. Biểu cảm

Câu 35: Giá trị nội dung của "Chuyện cơm hến" là:

  • A. Bài văn giới thiệu về món cơm Hến đặc sản của Huế cùng tình cảm mà tác giả dành cho món ăn quê hương mình.
  • B. Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.
  • C. Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa
  • D. Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng

Câu 36: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?

  • A. Ngữ âm
  • B. Ngữ pháp
  • C. Từ vựng
  • D. Cả A và C

Câu 37: Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến.

  • A. bố, mẹ.
  • B. cơm, hến, lạc, vịm.
  • C. thẫu, vịm, trẹc, o.
  • D. duống, cơm, gáo. 

Câu 38: Điền vào chỗ trống: Các vật phẩm .... sẽ là các sản phẩm được sản xuất từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như: thịt gà, thịt lợn, các loại bánh, các loại rượu…

  • A. vật phẩm
  • B. sản phẩm
  • C. cúng tế
  • D. tế phẩm

Câu 39: Hội lồng tồng diễn ra vào khoảng thời gian nào?

  • A. sau tết Thanh minh.
  • B. từ sau tết Ngyên đán đến Thanh minh. 
  • C. trước tết Nguyên đán.
  • D. trước hè.

Câu 40: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì ?

  • A. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội.
  • B. Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
  • C. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
  • D. Tất cả ý trên đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác