Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 kết nối bài 2: Văn bản đọc Đồng dao mùa xuân
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 2: Văn bản đọc Đồng dao mùa xuân. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản
- Bố cục:
+ Phần 1 (Khổ 1): giới thiệu hình ảnh và xuất thân người lính
+ Phần 2 (Khổ 2): thông báo về việc đất nước hòa bình nhưng người lính không về nữa
+ Phần 3 (Các khổ còn lại): tái hiện lại những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận.
2. Tác giả
- Nguyễn Khoa Điềm
- Năm sinh: 1943
- Quê quán: Thừa Thiên – Huế.
- Phong cách sáng tác: Thơ ông thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết với nhiều suy tư sâu sắc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)…
3. Tác phẩm Đồng dao mùa xuân
- Sáng tác: 1994
- Trích Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Tìm hiểu thể thơ bốn chữ
* Khổ thơ:
- Bài thơ gồm 9 khổ thơ, mỗi khổ có 4 dòng.
- Khổ 1 và khổ 2 có cấu tạo khác biệt với các khổ còn lại:
+ Khổ một: 3 dòng thơ, kể lại sự kiện người lính lên đường ra chiến trường, tạo nên một sự lửng lơ, khiến người đọc có tâm trạng chờ đợi được đọc câu chuyện tiếp theo về anh...
+ Khổ hai: 2 dòng thơ, kể về sự ra đi của người lính - diễn tả sự hi sinh bất ngờ, đột ngột giữa lúc tuổi xanh, thể hiện tâm trạng đau thương của nhà thơ, đồng thời gợi lên trong người đọc niềm tiếc thương sâu sắc.
* Số tiếng: 4 tiếng, ngắn gọn nhưng rất sắc nét, dứt khoát khắc họa hình ảnh người lính hi sinh vì Tổ quốc khi tuổi đời còn rất trẻ.
* Gieo vần: chủ yếu vần chân như lính - bình, lửa – nữa…
* Ngắt nhịp: 2/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 1/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
2. Hình ảnh người lính
- Bài thơ kể về người lính trẻ tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc đã lên đường ra trận. Trong một trận chiến ác liệt, người lính đã anh dũng hi sinh.
- Chân dung người lính được khắc họa qua bài thơ:
+ Tuổi đời còn rất trẻ: chưa một lần yêu, còn mê thả diều…
+ Giản dị, hiền hậu: ba lô con cóc, tấm áo màu xanh, cái cười hiền lành.
+ Dũng cảm, kiên cường: trải qua cơn sốt rét giữa rừng, anh dũng chiến đấu và hi sinh.
=> Người lính trẻ yêu nước, dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, giản dị và khiêm nhường trong cuộc sống đời thường.
3. Tình cảm, cảm xúc đối với người lính
- Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo
Dòng thơ thể hiện tình cảm của đồng đội dành cho người lính trẻ đã hy sinh. Hình ảnh của anh được bạn bè thương nhớ, lưu giữ, mang theo suốt cuộc đời, là động lực tiếp thêm cho đồng đội sức mạnh để tiếp tục chiến đấu.
- Dải bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian
Có thể hiểu là nỗi thương nhớ những mùa xuân nhân gian tươi đẹp của người lính đã hi sinh. Hoặc là nỗi nhớ thương những người con anh dũng dài theo năm tháng của nhân gian.
=> Tình cảm bao trùm bài thơ là nỗi xót thương xen lẫn tự hào, cảm phục, biết ơn những người lính đã hi sinh tuổi thanh xuân, ngã xuống vì nền độc lập dân tộc.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung – ý nghĩa
- Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diền nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước.
- Tác giả ca ngợi những người anh hùng trẻ tuổi, bày tỏ sự ghi nhớ, biết ơn sự hi sinh của các anh.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình.
- Gieo vần cách đặc sắc (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).
- Nhịp thơ 2/2; 1/3 linh hoạt tùy theo từng câu
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính luận
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận