Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 8 Củng cố, mở rộng (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 8 Củng cố, mở rộng phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?
- A. Dòng nhựa sống trong một cái cây
- B. Mạch máu trong một cơ thể sống
- C. Mạch giao thông trên đường phố
D. Trang giấy trong một quyển vở
Câu 2: Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc"?
A. ""Hãy cầm lấy và đọc" có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào."
- B. "Bạn hãy cầm lấy và đọc", đó là lời chia sẻ của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.
- C. "Em hãy cầm lấy và đọc", đó là lời nói tin cậy của thấy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý.
- D. Có những cuốn sách làm ta thất vọng, hụt hẫng.
Câu 3: Dòng nào sau đây không phải là thuật ngữ khoa học?
A. Muối là tinh thể trắng, không mùi, vị mặn, thường được tách từ nước biển, dùng để ăn (không phải thuật ngữ)
- B. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
- C. Muối là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
- D. Thạch nhũ là sản phẩm hoàn thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hòa tan trong nước có chứa a-xít các bô-nic
Câu 4: Thuật ngữ là gì?
- A. Là những từ biểu thị những khái niệm khoa học
B. Là những từ biểu thị những khái niệm khoa học, công nghệ, được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ
- C. Là những từ biểu thị khái niệm có trong cuộc sống, được sử dụng trong các văn bản khoa học công nghệ
- D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 5: Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn trong "Bản đồ dẫn đường" là gì?
A. lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn.
- B. tạo nét riêng cho văn bản.
- C. giúp người đọc dễ hình dung câu chuyện.
- D. không có tác dụng gì đặc biệt.
Câu 6: Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?
- A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm
- B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
- C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt
D. Cả B và C đều đúng
Câu 7: Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc", câu chuyện mở đầu kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?
A. việc đọc sách
- B. việc lắng nghe
- C. việc nói chuyện
- D. việc suy nghĩ
Câu 8: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương , gợi nhắc chúng ta điều gì ?
- A. Phải biết ơn cha mẹ
- B. Phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình
- C. Phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
D. Phải có tình cảm gắn bó với truyền thống , với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Câu 9: Đọc lời khuyên của "ông" dành cho "cháu" ở phần cuối văn bản "Bản đồ dẫn đường", chúng ta có thể rút ra bài học gì?
- A. chúng ta vẫn nhỏ và chưa cần tìm kiếm cho mình một hướng đi cho tương lai.
- B. chúng ta nên sống phụ thuộc vào bố mẹ.
C. bản thân cần phải hiên ngang, mạnh mẽ, tự tin vào chính bản thân mình.
- D. Ngay từ khi còn rất nhỏ chúng ta đã cần tìm kiếm hướng đi cho tương lai, dù phải chống đối lại cha mẹ.
Câu 10: Câu thơ "Người đồng mình thương lắm con ơi" (Nói với con - Y Phương) có sử dụng thành phần biệt lập nào?
A. Thành phần gọi - đáp.
- B. thành phần tình thái.
- C. Thành phần cảm thán.
- D. Thành phần phụ chú.
Câu 11: Bài thơ “Nói với con” của Y Phương đã giúp em hiểu về điều gì ?
- A. Vẻ đẹp của rừng núi
- B. Sức sống của người miền núi
- C. Tâm hồn của người miền núi
D. Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người miền núi
Câu 12: Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt- Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” được dùng theo nghĩa nào?
A. Nghĩa ẩn dụ
- B. Nghĩa thực
- C. Nghĩa so sánh
- D. Nghĩa cụ thể
Câu 13: Tác giả đã dùng những lí lẽ nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?
- A. Có những cuốn sách làm ta thất vọng, hụt hẫng.
- B. Trang giấy và chữ in có sức hấp dẫn và sự kì diệu của nó.
- C. Con chữ trên trang sách hàm chưa văn hóa của một dân tộc.
D. Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
Câu 14: Nhận xét nào đúng về nhà thơ Y Phương?
- A. Thơ của ông mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.
- B. Đó là một hồn thơ thiết tha yêu mến cuộc sống nhưng cũng đầy đau đớn, giằng xé.
- C. Có phong cách triết lí và đậm chất suy tưởng.
D. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
Câu 15: Tác giả đã lí giải mấy khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 16: Một văn bản có tính mạch lạc là
- A. Có nhiều chủ đề nhỏ nhưng thống nhất trong chủ đề chung của cả văn bản
- B. Có chủ đề thống nhất
- C. Các phần, đoạn trong văn bản được liên kết với nhau liền mạch
D. Cả A,B,C
Câu 17: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?
"Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát"
- A. Tình yêu thương của cha mẹ với con cái.
B. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương.
- C. Tinh thần đoàn kết của "người đồng mình" trong cuộc sống.
- D. Cuộc sống gắn liền với thiên nhiên của "người đồng mình".
Câu 18: Cách gọi “Người đồng mình” trong bài thơ Nói với con dùng để chỉ:
- A. Những người ở cùng một làng.
- B. Những người ở cùng xã.
- C. Những người ở cùng nhà.
D. Những người sống cùng miền đất, quê hương.
Câu 19: Mạch lạc trong văn bản là gì?
- A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt
- B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản
C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc
- D. Cả A và C
Câu 20: Hãy sắp xếp các ý sau đây để tạo được một văn bản có bố cục rõ ràng :
1. Đà Lạt còn thật đáng yêu với đủ loại hoa có sắc màu và kiểu dáng khác nhau.
2. Dời chân đi nhưng tôi biết chắc mình sẽ trở lại Đà Lạt vào một ngày không xa.
3. Con người nơi đây thân thiện và mến khách vô cùng.
4. Tôi ngây ngất trước sắc xanh sâu thẳm của màu thông trên suốt dọc đường vào trung tâm thành phố.
5. Kì nghỉ hè này tôi đến với Đà Lạt.
6. Đà Lạt là thành phố dễ làm người ta yêu mến ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới đây.
7. Thành phố bắt đầu với những rừng thông bạt ngàn .
8. Nhiều loại hoa tôi mới nhìn thấy lần đầu và không khỏi ngạc nhiên vì sắc đẹp của chúng.
- A. 5-6-7-4-2-1-8-3
- B. 3-4-7-8-6-5-2-1
- C. 5-6-8-1-2-7-4-3
D. 5-6-7-4-1-8-3-2
Xem toàn bộ: Soạn bài 8 Củng cố, mở rộng
Bình luận