5 phút soạn Văn 7 tập 2 kết nối tri thức trang 6

5 phút soạn Văn 7 tập 2 kết nối tri thức trang 6. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK 

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH 1: Kể một câu chuyện (em đọc được, nghe được hoặc tự mình trải qua) đã để lại cho em bài học sâu sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện đó là gì?

CH 2: Hãy chia sẻ cách hiểu của em về câu nói sau: "Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi".

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: Số tiền người thợ mộc bỏ ra mua gỗ?

CH 2: Hành động của người thợ mộc mỗi khi nhận được lời khuyên của người qua đường?

CH 3: Vì sao người thợ mộc không bán được cày?

CH 4: Sự khác nhau về môi trường sống của ếch và rùa?

CH 5: Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng? 

CH 6: Biểu hiện của ếch khi được nghe về biển?

CH 7: Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?

CH 8: Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối?

CH 9: Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

SAU KHI ĐỌC

CH 1: Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải "đi đời nhà ma"?

CH 2: Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy?

CH 3: Những điều gì làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng?

CH 4: Hãy chỉ ra những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa. Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật như thế nào?

CH 5: Vì sao con ếch "ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối"?

CH 6: Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng?

CH 7: Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay kiến? Vì sao em khẳng định như vậy?

CH 8: Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

CH: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH 1: 

Câu chuyện về rùa và thỏ. Thỏ  thách thức chạy đua với Rùa. Thỏ mải chơi, dù đang đua nhưng vẫn ngủ quên. Còn Rùa miệt mài chạy.Một lúc sau, khi vừa tỉnh giấc, Thỏ đã thấy Rùa gần chạm đích, lúc này Thỏ mới co chân mà chạy nhưng vẫn không kịp. Rùa đã giành chiến thắng.

Bài học rút ra: Chúng ta không nên quá tự tin vào bản thân, không nên kiêu căng, ngạo mạn.

CH 2: Một đối tượng vốn tưởng mình là người hiểu biết, thông minh nhưng người đó đã tự nhận thức được bản thân vẫn còn những hạn chế, hiểu biết và suy nghĩ còn hạn hẹp.

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: 300 quan tiền

CH 2: Người thợ mộc nghĩ là đều phải đẽo cày theo ý người khác

CH 3: Người thợ mộc không bán được cày vì những chiếc cày anh ta đẽo ra đều không phù hợp với việc cày ruộng.

CH 4: 

- Ếch: cả đời sống trong giếng → nhỏ bé, hạn hẹp. 

- Rùa: sống ở biển Đông → rộng lớn, mênh mông, nước sâu thăm thẳm. 

CH 5: Có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng.

  • Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tới mắt cá. 

  • Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng. 

  • Một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa? 

CH 6: Ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

CH 7: Thái độ khoe khoang về bản thân mình không phải làm gì mà vẫn có cái ăn.

CH 8: Kiến chê, phê phán và cho biết hậu quả về lối sống của mối.

CH 9: Mối chẳng vun thu xứ sở, đục ăn chỗ ở nên có ngày nhà đổ sập, mọi nơi bị đục rỗng mà bản thân mối cũng sẽ chết.

SAU KHI ĐỌC

CH 1: Người thợ mộc trong truyện “Đẽo cày giữa đường” đã luôn nghe theo lời khuyên của bất cứ ai đi ngang qua góp ý, khiến công sức và của cải "đi đời nhà ma".

CH 2: Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, đầu tiên em cảm ơn những người đã cho lời khuyên, sau đó tự mình suy xét về loại cày mà mọi người hay sử dụng và loại cày nào dễ dàng để bán rồi sau đó sẽ đưa ra quyết định phù hợp.

CH 3: 

Những điều làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng:

- sung sướng vì có cuộc sống tự do tự tại.

- Những con lăng quăng, cua, nòng nọc không con nào sung sướng bằng ếch.

- Một mình ếch chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa: sung sướng vì tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng.

CH 4: 

- Những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa:

  • Ếch sống trong một cái giếng nhỏ, tiếp xúc với những con vật nhỏ bé như loăng quăng, cua, nòng nọc, … 

  • Rùa sống ở biển đông rộng mênh mông, rùa sống lâu, chứng kiến nhiều điều.

- Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật:

  • Ếch cho môi trường sống của mình đã là tốt nhất, đã đứng đầu, không thể hơn được nữa mà không biết thế giới ngoài kia rộng lớn bao la.

  • Rùa lùi lại, biết được môi trường sống của ếch nhỏ bé, tù túng, không phù hợp với mình.

  • Khi nghe rùa nói, ếch ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

CH 5: Nhận ra bản thân thật nhỏ bé, kiến thức hạn hẹp so với thế giới bao la ngoài kia. 

CH 6: 

Trong truyện “Con mối và con kiến”, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ qua các lời thoại của chúng:

- Mối: không muốn lao động, sợ vất vả, chỉ sống hưởng thụ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, không cần làm cũng có ăn, đi đục khoét những thứ sẵn có.

- Kiến: không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, có làm thì mới có ăn, nếu chỉ đục khoét thì rồi cũng hết của cải mà chết.

CH 7: Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến. 

Em khẳng định như vậy vì nhìn nhận qua những chi tiết miêu tả về mối và kiến và việc tác giả để lượt lời của kiến ở phía sau, nhằm in đậm vào trí nhớ của người đọc, đồng thời dựa vào lời nói của mối và kiến

CH 8: Đều nhằm trình bày những kinh nghiệm quý báu, những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

CH

Trong cuộc sống, rất nhiều người không có chính kiến, dễ bị lung lay bởi lời nói của người khác và rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường”. 

  • Điều đó khiến cho con người dễ gặp phải thất bại, mất đi sự tự tin vào bản thân.

  • Cần phải nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức để tạo nên một nền tảng vững chắc.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 7 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 7 tập 2 kết nối tri thức trang 6, soạn Văn 7 tập 2 KNTT trang 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác