5 phút soạn Văn 7 tập 1 kết nối tri thức trang 111

5 phút soạn Văn 7 tập 1 kết nối tri thức trang 111. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH 1: Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

CH 2: Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món đặc sản quê em, em sẽ chọn món nào.

ĐỌC VĂN BẢN

CH 1: Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

SAU KHI ĐỌC

CH 1: Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?

CH2: Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

CH3: Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

CH4: Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?

CH5: Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa?

CH6: Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.

CH7: Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

CH:Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Mỗi một vùng miền lại có một phong cách ẩm thực khác nhau hoặc tương đồng với nhau.

CH2: Em sẽ chọn món cốm Hà Nội - đặc sản nơi em sinh ra. 

ĐỌC VĂN BẢN

CH1:  Có thể suy luận tác giả là người Huế.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Những chi tiết cho thấy cơm hến là món ăn bình dân:

  • Cơm hến được chế biến từ những vật phẩm dân dã.

  • Cơm hến được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít.

  • Cơm hến được đem bán rong tại các con phố.

CH2: Phong cách ăn uống của người Huế mặc dù rất dân dã nhưng cũng rất cầu kì, kỹ tính. 

CH3: Trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa quan trọng để bảo toàn di sản. 

CH4: Vì tác giả coi mỗi món ăn cũng là một nét văn hóa của từng vùng miền và việc “cải tiến tạp nham” món ăn cũng là ăn cắp bản quyền sáng chế nơi khác.

 CH5: Ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa ở Huế rất tốt. 

CH6: Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc:

  • Đến nỗi chính tôi cũng không hiểu tại sao mình ăn cay tài đến như vậy.

  • Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui.

  • Vậy thì cơm hến là gì?

  • Xin tiếp tục chuyện cơm hến.

  • Tôi nhớ lần ấy.

CH7: Cái tôi của tác giả cũng gắn với niềm tự hào, tự tôn về quê hương của mình. 

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

CH : 

Một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người nơi em sống, chính là hoạt động gói bánh chưng tập thể của xóm em. Mọi người cùng nhau gói bánh chưng vào ngày Tết và những ngày lễ lớn ở sân nhà văn hóa. Mọi người quây quần ngồi gói bánh cùng nhau.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 7 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 7 tập 1 kết nối tri thức trang 111, soạn Văn 7 tập 1 KNTT trang 111

Bình luận

Giải bài tập những môn khác