Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 kết nối bài 5: Văn bản đọc Chuyện cơm hến

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 5: Văn bản đọc Chuyện cơm hến. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

- Thể loại: tản văn

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

2. Tác giả

- Tên: Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Năm sinh: 1937

- Quê quán: Quảng Trị

- Đề tài: cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là Huế.  

- Phong cách nghệ thuật: có cách tiếp cận độc đáo, tâm hồn nhạy cảm, ngòi bút tài hoa, cái tôi giàu trách nhiệm với xã hội.

- Tác phẩm tiêu biểu: Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1984), Huế - Di tích và con người (1970)…

3. Tác phẩm

- Trích Huế - Di tích và con người.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Nét riêng trong khẩu vị của người Huế

- Thích thú với vị cay và đắng, đặc biệt là vị cay với đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay.

=> Tác giả gây ấn tượng với người đọc về khẩu vị ăn cay khác thường của người Huế so với những địa phương khác.

2. Cơm hến xứ Huế

Nguyên liệu:

- Những thứ đơn giản, dễ kiếm, có thể tận dụng trở thành những vị chủ đạo của món cơm hến: cơm nguội, ruột hến, miến, măng khô, rau sống, thịt heo….

- Gia vị rẻ tiền, dễ kiếm: da heo, tóp mỡ, ớt, muối, mè, bánh tráng….

Thưởng thức:

- Ai cũng có thể thưởng thức vì nó phù hợp với túi tiền của tất cả mọi người.

- Mang đậm phong cách ăn uống người Huế: Món cơm huế có 3 loại ớt (ớt tương, ớt màu, ớt dầm mắm), vị cay đến trào nước mắt.

Nhận xét:

- Món ăn được chế biến cầu kì, tỉ mỉ nhưng lại rất bình dân từ nguyên liệu đế cách ăn.

Hình ảnh chị bán hàng rong và bếp lửa

- Hình ảnh người bán hàng rong: dáng gầy mỏng manh, chiếc áo dài cũ kĩ, chiếc nón cời, tiếng rao lanh lảnh => gợi ra hình ảnh người bán hàng trên phố, nghèo nhưng vẫn tươm tất, chỉnh tề.

=> Cốt cách nền nã của người cố đô.

- Bát cơm có mười bốn vị, mỗi bát có 500 đồng => bát cơm rẻ nhưng vẫn đủ vị, thể hiện lòng tự tôn văn hóa truyền thống.

- Câu nói của chị bán hàng thể hiện thái độ ứng xử với văn hóa truyền thống, nó được bảo tồn và lưu giữ từ chính cuộc sống bình dị, tự nhiên của cộng đồng dân cư.

- Hình ảnh “bếp lửa” vừa thực vừa mang nghĩa tượng trưng: Đó là bị  thứ 15 của món cơm hến, vị của tình cảm con người với nghề, của ý thức nỗ lực giữ gìn chất Huế, vị của tâm hồn, của niềm tin vào những điều không dễ mất trong cuộc sống.

3. Tình cảm của tác giả với món cơm hến

- Tác giả lấy điểm tự từ món ăn bình dân để bàn luận về phong tục, tập quán, về sự giữ gìn văn hóa truyền thống, về tình yêu và sự gắn bó với quê hương....

=> Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng những truyền thống văn hóa – lịch sử, yêu tha thiết quê hương, gắn bó với quê hương từ những điều nhỏ nhất.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung - Ý nghĩa

- Văn bản đã bàn luận về món cơm hến – một nét ẩm thực truyền thống của xứ Huế. Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ bình dị, đậm chất địa phương.

- Lối viết lôi cuốn, hấp dẫn.

- Cái tôi yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 KNTT bài 5: Văn bản đọc Chuyện cơm hến, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 5: Văn bản đọc Chuyện cơm hến, Ôn tập văn 7 kết nối bài Văn bản đọc Chuyện cơm hến

Bình luận

Giải bài tập những môn khác