Đáp án Ngữ văn 7 kết nối bài 5 Chuyện cơm hến

Đáp án bài 5 Chuyện cơm hến. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 7 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

VĂN BẢN. CHUYỆN CƠM NẾN

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Mỗi vùng miền trên thế giới đều có những nét riêng trong phong cách ẩm thực. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vấn đề này.

Đáp án chuẩn:

Mỗi vùng miền có phong cách ẩm thực riêng. Ở miền nóng, người ta ưa món ăn mát, hàn; ở miền lạnh, món ăn cay, nồng để giữ nhiệt. Ở miền Bắc, với khí hậu lạnh, người dân thích món ăn cay và nóng như lẩu, phở. Ngược lại, ở miền Nam, khí hậu nóng khiến người dân ưa món canh và món ngọt.

Câu 2: Nếu được yêu cầu giới thiệu về một món đặc sản quê em, em sẽ chọn món nào.

Đáp án chuẩn:

Bánh Tráng Trộn là món ăn vặt nổi tiếng của miền Nam Việt Nam, đặc biệt là vùng quê của em. Nguyên liệu chính bao gồm bánh tráng, rau (giá đỗ, sắn, hành, rau húng), đậu phộng, mè, tôm khô, và gia vị (nước mắm, tương ớt, đường, chanh). Món ăn này kết hợp vị cay, ngọt, mặn, cùng độ giòn của các thành phần tạo nên sự hấp dẫn. Thường được thưởng thức vào mùa hè, Bánh Tráng Trộn mang lại cảm giác mát lạnh và là niềm tự hào của quê hương em.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Tác giả là người vùng nào? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

Đáp án chuẩn:

Tác giả nói người Huế ăn cay và thừa nhận mình cũng ăn cay trong văn bản, có thể suy luận tác giả là người Huế.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy cơm hến là món ăn bình dân?

Đáp án chuẩn:

- Cơm hến được chế biến từ những vật phẩm dân dã như: Cá Lẹp, kẹp rau mưng, cơm nguội và hến…

- Cơm hến được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít.

- Cơm hến được đem bán rong tại các con phố.

Câu 2: Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?

Đáp án chuẩn:

Món cơm hến cho thấy phong cách ăn uống của người Huế mặc dù rất dân dã nhưng cũng rất cầu kì, kỹ tính. Cả người làm ra món cơm hến và người ăn món cơm hến đều rất coi trọng, chú trọng đến vị đặc trưng của món ăn.

Câu 3: Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?

Đáp án chuẩn:

- Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. 

- Ngoài việc giới thiệu, miêu tả một món ăn, tác giả còn bàn tới văn hóa và việc giữ gìn văn hóa xung quanh món cơm hến.

Câu 4: Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?

Đáp án chuẩn:

Tác giả coi món ăn đặc sản như di tích văn hóa vì mỗi món ăn phản ánh nét văn hóa của vùng miền. Việc "cải tiến tạp nham" món ăn tương tự như ăn cắp bản quyền sáng chế, do đó món ăn cần giữ nguyên bản sắc văn hóa như ngày xưa.

Câu 5: Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa?

Đáp án chuẩn:

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa làm cho em cảm thấy ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa ở Huế rất tốt. Ý thức này được truyền đến khắp mọi người dân ở Huế. Nếu con người ở nơi đâu cũng có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của vùng miền, quê hương mình thì những truyền thống văn hóa tốt đẹp, những món ngon của quê hương sẽ được gìn giữ và lưu truyền mãi mãi.

Câu 6: Tìm những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc.

Đáp án chuẩn:

- Đến nỗi chính tôi cũng không hiểu tại sao mình ăn cay tài đến như vậy.

- Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui.

- Xin tiếp tục chuyện cơm hến.

- Tôi nhớ lần ấy.

Câu 7: Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến?

Đáp án chuẩn:

Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến là cái tôi rất mạnh mẽ, cứng cỏi. Cái tôi của tác giả cũng gắn với niềm tự hào, tự tôn về quê hương của mình.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em đang sống.

Gợi ý:

Hằng năm, vào ngày 6/2 âm lịch, nam nữ thanh niên và người con xa xứ tụ họp về làng để tham dự hội làng. Ngày hội được tổ chức long trọng với các hoạt động chuẩn bị từ chiều hôm trước, bao gồm dọn dẹp đình làng và khấn xin thành hoàng. Đêm trước lễ hội, có các trò chơi văn nghệ và đố vui giữa các thôn. Ngày chính, nghi thức tế thần hoàng làng được đông đảo người dân tham gia, với mâm ngũ quả dâng lên để tưởng nhớ công ơn của đức thành hoàng.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác