Đáp án Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Trở gió
Đáp án bài 2 Trở gió. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 7 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. TRỞ GIÓ
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiêt, hình ảnh nào?
Đáp án chuẩn:
- Tác giả chờ đợi gió về
- Gió thổi vào chuông gió
- Gió chướng gợi nhắc mùa thu hoạch và Tết sắp về.
Câu 2: Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng "lộn xộn, ngổn ngang" ở nhân vật "tôi" khi gió chướng về. Theo em, lí do nào khiến nhân vật "tôi" luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?
Đáp án chuẩn:
- Đón gió chướng với tâm trạng vừa mừng vừa bực.
Lí do khiến nhân vật "tôi" luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:
- Chờ đợi đã thành thói quen của thời thơ dại: vì sẽ được sắm quần áo, dép mới.
- Háo hức vì gió chướng với nhân vật "tôi" là gió Tết.
Câu 3: Vì sao tác giả khẳng định "mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch"?
Đáp án chuẩn:
Tác giả khẳng định "mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch" vì gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới.
Câu 4: Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
Đáp án chuẩn:
Câu văn cuối cùng của văn bản gợi em suy nghĩ về hình ảnh những người nông dân làm lụng vất vả để có những sản phẩm Tết như dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét,... bán ở siêu thị.
Câu 5: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.
Gợi ý:
Tình cảm và cảm xúc của tác giả trong văn bản "Trở gió" thể hiện qua sự thấp thỏm, mong chờ đến bực mình vì gió chướng chưa đến, và cảm giác nhớ da diết nếu phải xa nơi hằng năm đều có gió chướng. Tình cảm này chính là tình yêu và gắn bó với quê hương.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận