Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 2 Văn bản đọc Trở gió (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Trở gió phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của văn bản “Trở gió” là ai?

  • A. Nguyễn Xuân Sáng
  • B. Đoàn Giỏi
  • C. Huy Cận
  • D. Nguyễn Ngọc Tư

Câu 2: Tác giả "Trở gió" sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1975
  • B. 1976
  • C. 1974
  • D. 1973

Câu 3: Tác giả "Trở gió"có quê ở đâu?

  • A. Quảng Trị
  • B. Cà Mau
  • C. Long An
  • D. Quảng Ngãi

Câu 4: Tác giả văn bản "Trở gió" là: 

  • A. một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam
  • B. một Việt Kiều
  • C. một nhà giáo
  • D. một giáo sư

Câu 5: Tác giả bài "Trở gió" thường viết về?

  • A. viết về tình đồng chí
  • B. viết về tình yêu đôi lứa
  • C. viết về tình bạn ở đồng quê
  • D. viết về chiến tranh

Câu 6: Đâu không phải tác phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc Tư?

  • A. Ngọn đèn không tắt (2000)
  • B. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
  • C. Nghẹn ngào (1939) 
  • D. Cánh đồng bất tận (2005)

Câu 7: Văn bản đọc "Trở gió" trích từ đâu?

  • A. Nghẹn ngào (1939) 
  • B. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
  • C. Ngọn đèn không tắt (2000)
  • D. Hoa niên (1945)

Câu 8: Thể loại của  văn bản "Trở gió" là gì?

  • A. tạp bút
  • B. thơ
  • C. báo
  • D. nghị luận

Câu 9: Phương thức biểu đạt của văn bản Trở gió là:

  • A. miêu tả
  • B. nghị luận
  • C. tự sự
  • D. biểu cảm

Câu 10: Âm thanh của gió được tác giả miêu tả thế nào?

  • A. Ồn ảo và mạnh mẽ
  • B. Sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, mừng húm, hừng hực, dạt dào, cồn cào, nồng nhiệt…
  • C. Cuồng nhiệt
  • D. Rộn ràng, hân hoan nhưng đôi lúc lại bình yên.

Câu 11: Những chi tiết nào chỉ ra được lí do tác giả khẳng định: Mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch.

  • A. Gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới
  • B. Liếp mía đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu
  • C. Vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng…
  • D. Khi gió chướng về, con nguời đón nhận rất nhiều niềm vui.
  • E. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 12: Nhận định sau là đúng hay sai: Văn bản là những tình cảm, cảm xúc của tác giả khi mùa gió chướng về. Nỗi nhớ gió chướng cũng chính là nỗi nhớ quê hương da diết mỗi khi xa quê.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 13: Nghệ thuật của văn bản là:

  • A. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, mang màu sắc địa phương Nam Bộ.
  • B. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa khiến gió chướng trở nên sống động, gần gũi.
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 14: Gió chướng là tên gọi khác của gió gì?

  • A. Gió tín phong
  • B. Gió Tây ôn đới
  • C. Gió Mậu Dịch
  • D. Gió Dông Lào.

Câu 15: Cái gì thường trực ở nhân vật tôi?

  • A. Nỗi nhớ gia đình
  • B. Nỗi nhớ quê hương
  • C. Nỗi nhớ về những đồng đội
  • D. Nỗi nhớ về những kỉ niệm thời quá khứ

Câu 16: Qua văn bản văn bản Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư) người đọc hình dung được sự thay đổi của

  • A. Cảnh vật dịp cuối năm, thay đổi trong tình cảm và cách nghĩ của con người
  • B. Mục tiêu chưa đạt được
  • C. Những người bạn
  • D. Những điều không may

Câu 17: Câu văn cuối cùng của văn bản cho thấy tâm trạng nào của những người nông dân, của nhân vật "tôi"

  • A. Lo lắng 
  • B. Vui vẻ, mong đợi
  • C. Chán ghét
  • D. Bận rộn

Câu 18: Nhận định sau là đúng hay sai: Nhà văn đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh cùng biện pháp tu từ nhân hóa để miêu tả gió chướng, làm cho gió chướng hiện lên sống động, giống như con người.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 19: Những biểu hiện của tâm trạng "lộn xộn, ngổn ngang" ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về là:

  • A. Mừng vui khi gió chướng về vì gió chướng về là sắp đến Tết, được sắm quần áo mới.
  • B. Bực bội, buồn khi gió về bởi gió chướng về là già thêm một tuổi, cảm giác như mất đi một cái gì đó.
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 20: Nếu một mai đi xa, nhắc đến “gió chướng, những hình ảnh quen thuộc nào hiện ra trong tâm trí” của tác giả là:

  • A. Những nùi rơm vướng oằn nhánh me, má đứng rê lúa, trấu bay xà quần
  • B. Giồng bạc hà cháy lá, con nước rong linh đinh, vài buồng cau quá lứa thắp lửa trên cao
  • C. Tiếng chày quết bánh phồng thâm u trong rặng dừa nước
  • D. Trời mát riu riu, nắng thức trễ nắng không ra vàng không ra trắng
  • E. Tất cả những ý trên đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác