Đáp án Ngữ văn 7 kết nối bài 8 Bản đồ dẫn đường

Đáp án bài 8 Bản đồ dẫn đường. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 7 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN. BẢN ĐỒ DẪN ĐƯỜNG

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Vì sao khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ?

Đáp án chuẩn:

Khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ vì miền đất lạ là nơi họ chưa quen thuộc địa hình, có một tấm bản đồ sẽ giúp họ dễ dàng xác định phương hướng, tránh lạc đường, đến được nơi cần đến.

Câu 2: Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một "con đường" hay đã có "con đường" do ai đó vạch sẵn?

Đáp án chuẩn:

Đến tương lai, mỗi người có thể tự tìm cho mình một "con đường", cũng có thể có "con đường" do ai đó vạch sẵn nếu đó là "con đường" mà ta thấy phù hợp.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Nêu tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn.

Đáp án chuẩn:

Khơi gợi hứng thú đọc văn bản ở người đọc.

Câu hỏi 2: Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề gì?

Đáp án chuẩn:

Tác giả liên hệ đến vấn đề câu trả lời cho những điều ta gặp phải đôi khi phải tự mình tìm kiếm từ trong bản thân mà không phải từ ngoại cảnh.

Câu 3: Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ". Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để thuyết phục người đọc?

Đáp án chuẩn:

- Khía cạnh 1: Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.

  + Lí lẽ: Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ, điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, tôn giáo và kinh nghiệm cá nhân.

  + Bằng chứng: Tác giả, khi còn nhỏ, thấy bố mẹ ông nhìn cuộc đời đầy hiểm nguy, nhưng ông không đồng ý.

- Khía cạnh 2: Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân.

  + Lí lẽ: Các câu trả lời cho việc tự nhìn nhận ảnh hưởng lớn đến thành bại trong cuộc sống.

  + Bằng chứng: Tác giả từng bế tắc, nhưng sau tai nạn, ông đã tìm hiểu bản thân và ý nghĩa cuộc sống.

Câu 4: Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc - "ông" đã tâm sự với "cháu" như vậy. Theo em, vì sao "ông" bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình? Kinh nghiệm ấy của "ông" có thể giúp "cháu" rút ra được bài học gì?

Đáp án chuẩn:

Vì bố mẹ ông luôn vạch sẵn cho "ông" tấm bản đồ của họ khiến "ông" không biết được bản thân mình là ai và cuộc sống có ý nghĩa gì

Câu 5: Trong hai ý kiến khác nhau sau đây, em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

a. Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời!

b. Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng.

Đáp án chuẩn:

Trong hai ý kiến, tôi đồng ý với ý kiến (b) vì tôi thấy cuộc sống rất tươi đẹp. Những điều chưa tốt đẹp thường xuất phát từ cách suy nghĩ và thái độ của con người. Nếu coi cuộc sống là một món quà, ta sẽ trân trọng và làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn.

Câu 6: Đọc lời khuyên của "ông" dành cho "cháu" ở phần cuối văn bản, em rút ra điều gì cho bản thân?

Đáp án chuẩn:

Cần phải hiên ngang, mạnh mẽ, tự tin vào chính bản thân mình.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu 1: Trên "con đường" đi tới tương lai của bản thân, "tấm bản đồ" có vai trò như thế nào? Hãy Đáp án chuẩn câu hỏi trên đây bằng một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu).

Đáp án chuẩn:

Trên con đường tới tương lai, "tấm bản đồ" giúp xác định phương hướng và mục tiêu, tránh lầm lạc. Tấm bản đồ này là cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống, bao gồm cả người khác và bản thân. Nếu chúng ta nghĩ cuộc sống đầy lo âu và nguy hiểm, thái độ của chúng ta sẽ là sợ hãi. Ngược lại, nếu chúng ta xem cuộc sống là món quà đáng trân trọng, chúng ta sẽ sống tích cực. Mỗi người cần tạo cho mình một "tấm bản đồ" riêng, vì mỗi người sống cuộc đời của chính mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác