Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 8 Văn bản đọc Bản đồ dẫn đường (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 8 Văn bản đọc Bản đồ dẫn đường phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?
A. Đa-ni-en Gốt-li-ep
- B. William Shakespeare
- C. Jacob Ludwig Karl
- D. Lev Nikolayevich Tolstoy
Câu 2: Năm sinh của tác giả là khi nào?
- A. 1954
- B. 1945
C. 1946
- D. 1957
Câu 3: Tác giả văn bản là người nước nào?
A. Mỹ
- B. Nga
- C. Đức
- D. Anh
Câu 4: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả văn bản?
- A. Tiếng nói của xung đột
- B. Những bức thư gửi cháu Sam
- C. Tiếng nói trong gia đình
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 5: Thể loại sáng tác của văn bản là:
A. Bức thư
- B. Văn học kháng chiến
- C. Các bài bình thơ
- D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 6: Thông tin sau về văn bản là đúng hay sai?
Tác phẩm Bản đồ dẫn đường được trích từ cuốn sách “Những bức thư gửi cháu Sam”
A. Đúng
- B. Sai
Câu 7: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
- A. Biểu cảm
- B. Tự sự
- C. Miêu tả
D. A và B đều đúng
Câu 8: Thông tin sau về hoàn cảnh sáng tác văn bản là đúng hay sai?
Khi cháu ngoại chào đời, Daniel Gottlieb bắt đầu viết hàng loạt lá thư xúc động mà ông hy vọng sau này Sam sẽ đọc. Thư của ông bao gồm tất cả các chủ đề quan trọng như: việc đối xử với cha mẹ, với những kẻ bắt nạt, với tình yêu và với cái chết—và động lực thúc đẩy ông viết những lá thư này chính là nỗi sợ rằng một mai mất đi, ông sẽ không còn cơ hội chứng kiến cháu Sam trưởng thành.
A. Đúng
- B. Sai
Câu 9: Nếu chia văn bản thành 5 phần thì nội dung phần 1 là gì?
A. Kể lại về một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn
- B. Giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”.
- C. Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đường đời của con người
- D. Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình.
Câu 10: Nếu chia văn bản thành 5 phần thì nội dung phần 2 là gì?
- A. Kể lại về một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn
B. Giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”.
- C. Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đường đời của con người
- D. Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình.
Câu 11: Nếu chia văn bản thành 5 phần thì nội dung phần 3 là gì?
- A. Kể lại về một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn
- B. Giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”.
C. Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đường đời của con người
- D. Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình.
Câu 12: Nếu chia văn bản thành 5 phần thì nội dung phần 4 là gì?
- A. Kể lại về một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn
- B. Giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”.
- C. Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đường đời của con người
D. Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình.
Câu 13: Nếu chia văn bản thành 5 phần thì nội dung phần 5 là gì?
- A. Kể lại về một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn
B. Lời khuyên của ông dành cho cháu.
- C. Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đường đời của con người
- D. Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình.
Câu 14: Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề gì?
- A. liên hệ đến vấn đề bạo lực gia đình.
- B. liên hệ đến vấn đề khách du lịch thiếu hiểu biết khi đến tham quan các địa điểm nổi tiếng và bị một số nhóm đối tượng xấu lừa đảo.
C. liên hệ đến vấn đề câu trả lời cho những điều ta gặp phải đôi khi phải tự mình tìm kiếm từ trong bản thân mà không phải từ ngoại cảnh.
- D. không có liên hệ gì.
Câu 15: Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn trong "Bản đồ dẫn đường" là gì?
A. lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn.
- B. tạo nét riêng cho văn bản.
- C. giúp người đọc dễ hình dung câu chuyện.
- D. không có tác dụng gì đặc biệt.
Câu 16: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về các khía cạnh được tác giả lí giải về hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?
- A. Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.
- B. Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.
C. A và B đúng.
- D. A và B sai.
Câu 17: Tác giả đã dùng bằng chứng nào để thuyết phục người đọc về khía cạnh 1 của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?
- A. Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.
B. Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.
- C. Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.
- D. Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tôi tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.
Câu 18: Tác giả đã lí giải mấy khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ"?
A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 19: Giá trị nội dung của văn bản là gì?
- A. Bức thư giúp ta biết cách nhận ra sự tri ân và ý nghĩa của cuộc đời trong bất kỳ hoàn cảnh nào
- B. Khuyến khích chúng ta tìm tòi, yêu thích và làm sống cái tôi tự trong sâu thẳm lòng mình
C. A và B đều đúng
- D. A và B đều sai
Câu 20: Giá trị nghệ thuật của văn bản là gì?
- A. Mở đầu bằng câu chuyện mang tính ngụ ngôn nhằm dẫn dắt người đọc nhẹ nhàng vào vấn đề chính.
- B. Lời văn đơn giản, ngắn gọn, nhưng mang tính uyên thâm
C. A và B đều đúng
- D. A và B đều sai
Xem toàn bộ: Soạn bài 8 Văn bản đọc Bản đồ dẫn đường
Bình luận